24/05/2018 09:09 GMT+7

'Trạm thu giá' - tên gọi vừa hài hước vừa ấu trĩ!

H.Điệp ghi
H.Điệp ghi

TTO - Ông Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND tối cao), đã khẳng định như vậy xung quanh việc đánh tráo khái niệm đổi 'trạm thu phí' thành 'trạm thu giá' của Bộ GTVT.

Trạm thu giá - tên gọi vừa hài hước vừa ấu trĩ! - Ảnh 1.

“Trạm thu giá BOT Cai Lậy” bố trí phòng làm việc cho phóng viên khi xảy ra vụ tài xế phản ứng việc đặt trạm thu phí không đúng chỗ - Ảnh: Mậu Trường

Nhằm góp thêm một góc nhìn, Tuổi Trẻ xin giới thiệu các ý kiến dưới đây: 

* Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn luật sư TP.HCM): 

Ban hành quy định giá dịch vụ là không phù hợp

Theo giải thích của Bộ GTVT, việc đổi tên của trạm thu phí sang trạm thu giá là căn cứ theo quy định tại thông tư 35 năm 2016 của Bộ GTVT quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do bộ này quản lý.

Thông tư 35 lấy Luật giá 2012 và Luật giao thông đường bộ 2008 làm căn cứ ban hành. Tuy nhiên, Luật giá và Luật giao thông đường bộ không có bất cứ quy định nào điều chỉnh về vấn đề giá dịch vụ sử dụng đường bộ trong lĩnh vực giao thông. 

Căn cứ vào luật không có nội dung liên quan đến phạm vi điều chỉnh của thông tư là trái với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Về phí "sử dụng đường bộ" vốn đã, đang tồn tại và được quy định tại phụ lục số 1 - Luật phí và lệ phí năm 2015. Và theo luật này, phí sử dụng đường bộ là một loại thu của dịch vụ công. Và tất nhiên, phí thu tại các trạm BOT không thuộc loại phí này.

Luật phí và lệ phí, tại phụ lục 2 đã quy định thêm một loạt các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ "phí" sang "giá dịch vụ" do Nhà nước định giá. Trong đó, có phí "sử dụng đường bộ" sang một tên gọi khác là "Dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh". 

Có nghĩa, ngoài phí "sử dụng đường bộ" thu thường niên đang tồn tại thì còn có một loại phí thu tại trạm BOT được chuyển sang tên gọi khác. Điều đó có nghĩa rằng tình trạng "phí chồng phí" mà dư luận đặt ra đã xảy ra từ trước cho đến khi có Luật phí và lệ phí là có cơ sở.

Để tránh tình trạng này, Bộ GTVT đã nghĩ ra một tên gọi khác cho một khoản phí, và cho mình quyền định giá, bằng thông tư 35 nói trên. Để có cơ sở ban hành thông tư 35, Bộ GTVT căn cứ vào Luật giá, nhưng theo Luật giá thì phí "sử dụng đường bộ" không thuộc danh mục dịch vụ do Nhà nước định giá.

Tuy nhiên, nghị định 149/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá bổ sung căn cứ cho phép bộ trưởng Bộ GTVT quy định mức giá sử dụng đường bộ. Nhưng đây là nghị định hướng dẫn Luật giá, mà Luật giá không có quy định về loại "giá" này thì căn cứ ban hành về cơ bản là sai.

Vì vậy, Bộ GTVT căn cứ Luật giá, nghị định 149/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá để ban hành quy định "giá dịch vụ" tại các trạm BOT là không phù hợp pháp luật.

Nói tóm lại, khoản thu gọi là "thu giá" là thu cho đơn vị ngoài nhà nước. Luật hóa khoản thu này là để Nhà nước định giá khoản thu của tư nhân. Khoản "thu giá" về bản chất là để hoàn vốn cho chủ đầu tư, nên gọi nó là phí đã không chuẩn, nay gọi là "thu giá" lại càng không chuẩn. Theo tôi, cần trả về đúng bản chất và tên gọi của nó, theo nguyên tắc có sự tham gia của người dân và không áp đặt giá.

* Ông Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND tối cao):

"Trạm thu giá" - tên gọi vừa hài hước vừa ấu trĩ!

Chúng ta phải nhìn thẳng vào vấn đề với nhau, đối tượng thu ở đây là gì? Thuật ngữ đơn giản và hiểu đơn giản đó là nhà đầu tư làm đường dự án BOT, xe muốn đi vào đường đó để hưởng đường tốt thì phải trả tiền, nói chính xác là thu phí sử dụng đường BOT. 

Như vậy là phí mới là đối tượng chứ giá không phải là đối tượng thu. Phí là chỉ vào đồng tiền, còn giá không chỉ vào đồng tiền.

Bộ GTVT căn cứ vào nghị định 49 hướng dẫn điều 24 của Luật phí, lệ phí, trong đó quy định về kê khai giá, niêm yết giá, kiểm soát hình thành giá... và không có chữ nào quy định về thu giá. Nghị định này cũng không giải thích một chữ nào về trạm thu giá cả. 

Bộ GTVT đưa ra một thuật ngữ mà tôi thấy vừa tiếu lâm vừa non nớt cả về ngôn ngữ và pháp lý. Cần phải bỏ trạm thu giá và khẳng định lại đây là trạm thu phí.

Vì sao trạm thu phí bỗng biến thành trạm thu giá sau một đêm? Cụm từ 'trạm thu giá' có bóp méo tiếng Việt? Mời bạn trả lời câu hỏi này và bày tỏ quan điểm sau phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: [email protected]. Cảm ơn bạn!

TTO - Đại diện chủ đầu tư dự án BOT đường tỉnh 830 Bến Lức - Đức Hòa cho biết, khi đặt bảng hiệu trạm "thu giá" cũng đã "băn khoăn" và nêu thắc mắc với Tổng cục đường bộ, nhưng rồi "không thể làm khác".

H.Điệp ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Sóc Trăng đang đầu tư, cải tạo nâng công suất nhà máy nước tại khu vực thành phố nên khả năng dẫn đến tình trạng nước sinh hoạt bị vàng, một số nơi nước còn bị đục.

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Trụ sở làm việc sau sáp nhập được ưu tiên bố trí tại trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc TP Cần Thơ hiện tại, thuận tiện cho người dân liên hệ làm việc.

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Trong khi nhiều trường học ở Ninh Thuận dừng thì trường học ở các địa phương khác vẫn tổ chức cho giáo viên đi tham quan, du lịch.

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn

Vụ nhân viên xuất nhập cảnh xé vé của du khách Đài Loan tại sân bay Phú Quốc nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar