19/05/2025 16:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Trong khi nhiều trường học ở Ninh Thuận dừng, thì trường học ở các địa phương khác vẫn lên phương án tổ chức cho giáo viên đi tham quan, du lịch sau khi kết thúc năm học 2024 - 2025 bằng kinh phí tự đóng góp như mọi năm trước.

trường học - Ảnh 1.

Trường THCS Trần Phú ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) - Ảnh: AN ANH

Liên quan vụ Ninh Thuận tạm dừng hoạt động tham quan, du lịch của các trường học trên địa bàn với lý do đang tổ chức sáp nhập đơn vị hành chính, ngày 19-5, Tuổi Trẻ Online ghi nhận tại nhiều tỉnh ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, việc này vẫn có kế hoạch tổ chức bình thường như mọi năm.

Các trường học ở Ninh Thuận phải dừng tham quan

Không chỉ có các trường học ở huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) phải dừng tổ chức cho giáo viên, nhân viên tham quan, du lịch sau khi kết thúc năm học 2024 - 2025 như Tuổi Trẻ Online đã phản ánh, mà các trường ở tỉnh này cũng dừng kế hoạch đi du lịch.

Bà Nguyễn Thị Thu Thảo - hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm) - cho biết dự kiến nhà trường sẽ tổ chức tham quan du lịch ngay khi năm học 2024 - 2025 kết thúc.

Tuy nhiên vì có văn bản chỉ đạo của tỉnh và thành phố về việc tạm dừng tổ chức các đoàn công tác của tỉnh đi khảo sát, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố để tập trung công tác sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính, nên trường đã dừng kế hoạch này.

Còn tại huyện Thuận Nam, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện này có văn bản yêu cầu dừng tổ chức hoạt động tham quan ngoài tỉnh.

Trước đó, Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Phước Hà có tờ trình về việc đề nghị tổ chức hoạt động tham quan hè năm học 2024 - 2025 tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Huế. Tuy nhiên, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Nam có văn bản chưa thống nhất cho trường tổ chức hoạt động tham quan ngoài tỉnh.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận cho biết sở chưa có văn bản nào chỉ đạo các trường việc dừng tham quan, du lịch, mà chỉ thực hiện theo văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh.

"Hiện chưa ghi nhận các đơn vị trực thuộc sở quản lý phản ánh về việc này. Riêng các trường THCS và tiểu học thì do cấp huyện quản lý và chỉ đạo thực hiện nên sở không nắm" - vị lãnh đạo sở cho hay.

Không dùng ngân sách, sao lại cấm? Đừng máy móc, cứng nhắc

Trong khi đó theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, ý kiến của nhiều nhà giáo, nhà quản lý giáo dục các địa phương lân cận vẫn ủng hộ việc các trường tổ chức cho giáo viên, nhân viên đi tham quan, nghỉ ngơi sau 1 năm học căng thẳng bằng kinh phí tự nguyện, tự túc.

Ông Trần Văn Vượng, trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông), nói rằng việc dừng các chuyến tham quan, học hỏi kinh nghiệm, du lịch mà sử dụng ngân sách nhà nước là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên không nên đánh đồng điều này với các chuyến tham quan, học hỏi do nhà trường tổ chức cho giáo viên bằng kinh phí tự đóng góp, tích lũy.

"Giáo viên đi nghỉ hè là trong thời gian luật định cho phép họ nghỉ ngơi. Họ tự đóng góp kinh phí, không lấy ngân sách, không làm ảnh hưởng đến chuyên môn hay nhiệm vụ chính trị. Thậm chí sau một năm giảng dạy căng thẳng, việc nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng, đổi mới tinh thần là cần thiết và nên khuyến khích", ông Vượng nói.

Theo ông Vượng, một số nơi đã vận dụng máy móc các văn bản chỉ đạo, dẫn tới việc ngăn cản hoặc gây khó khăn cho các trường tổ chức tham quan cho giáo viên.

"Trong khi giáo viên bị ngăn cản dùng tiền túi để đi du lịch, thì có nơi cán bộ vẫn sử dụng ngân sách để đi công tác kết hợp nghỉ dưỡng, điều đó mới là vô lý", ông Vượng nêu ý kiến.

trường học - Ảnh 3.

Học sinh, thầy cô giáo một trường tiểu học ở Đắk Lắk tham quan cách rang xay, chế biến cà phê thủ công của người Ê Đê tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk - Ảnh: THẾ THẾ

Từ Đắk Lắk, cô Phan Thị Bích Mười, hiệu trưởng Trường THCS Lương Thế Vinh, thành phố Buôn Ma Thuột, cũng cho biết trường của cô lên kế hoạch tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham quan nghỉ dưỡng sau lễ tổng kết năm học.

"Chúng tôi tổng kết ngày 28-5 và đi du lịch trong 3 ngày, từ ngày 29-5. Mọi người đều tự nguyện đóng góp kinh phí, không đụng tới ngân sách. Nếu không tranh thủ đi ngay sau tổng kết thì sẽ rất khó tổ chức vì từ 1-6 đã bắt đầu tuyển sinh lớp 6, thi lớp 10, còn tháng 7 thì ai cũng có kế hoạch riêng với gia đình" - cô Mười chia sẻ.

Cô cho rằng du lịch không đơn thuần là "đi chơi", mà còn là một hoạt động kết nối tập thể sau một năm học căng thẳng. "Đây là thời gian quý để giáo viên cùng nhau chia sẻ, gắn bó. Từ đó tập thể đoàn kết, đồng lòng hơn khi bước vào năm học mới. Nhiều nơi hiểu sai và cấm đoán điều này là rất thiếu thực tế", cô nói.

"Thay vì cấm đoán, các sở, phòng giáo dục có thể hướng dẫn các trường tổ chức sau khi hoàn thành chương trình và tổng kết năm học. Chuyến du lịch này tuyệt đối không sử dụng ngân sách nhà nước và phải có báo cáo kế hoạch rõ ràng cho cơ quan quản lý để giám sát", một hiệu trưởng trường THPT ở Đắk Lắk đề xuất.

Hiện Đắk Lắk và Đắk Nông chưa có quy định nào chính thức cấm giáo viên bỏ tiền túi đi du lịch, tham quan trong dịp hè.

Cô Châu Mộng Tuyền - giáo viên Trường tiểu học Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa, Phú Yên) - chia sẻ việc tham quan, dã ngoại cuối năm học được công đoàn cơ sở nhà trường lên kế hoạch từ trước và nguồn kinh phí đều là do giáo viên tự nguyện đóng góp, chứ không sử dụng từ ngân sách nhà nước hay quỹ phụ huynh.

Ông Nguyễn Hữu Danh - trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Đông Hòa (Phú Yên) - cho hay việc sắp xếp các đơn vị hành chính không ảnh hưởng cũng như liên quan đến các trường học. Nguồn để đi tham quan không sử dụng đến kinh phí nhà nước, nên việc tổ chức tham quan, dã ngoại cuối năm học vẫn nên được tổ chức bình thường.

Ông Đỗ Hữu Quỳnh - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa - cho rằng việc đi tham quan dã ngoại, du lịch ngoài tỉnh của các trường được tổ chức vào dịp cuối năm thông thường là hình thức tự nguyện.

"Còn việc đi tham quan dã ngoại, học tập kinh nghiệm nhưng lấy từ nguồn kinh phí nhà nước là không cho phép" - ông Quỳnh cho hay.

Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã: Trường học, trạm y tế, thôn, tổ dân phố sẽ sắp xếp thế nào?

Ban Chỉ đạo đã có định hướng về sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, trường học, trạm y tế, thôn, tổ dân phố khi kết thúc cấp huyện, sáp nhập xã.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cây cầu dang dở và tuyến đường làm 1 thập kỷ chưa xong ở Dung Quất

Tròn 1 thập kỷ triển khai, tuyến đường trục chính nối quốc lộ 24C vào khu công nghiệp phía đông Dung Quất (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) vẫn dang dở. 63 tỉ đồng đổi lại cỏ dại um tùm, cây cầu xây nửa vời đứng trơ trọi.

Cây cầu dang dở và tuyến đường làm 1 thập kỷ chưa xong ở Dung Quất

Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt: Với vương miện quốc tế làm ăn chính đáng cũng giàu, giờ nhận kết đắng

Trước thông tin hoa hậu Thùy Tiên bị bắt tạm giam, nhiều bạn đọc bày tỏ tiếc nuối cho hình ảnh từng được yêu mến, song không ít ý kiến bức xúc, cho rằng người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi trục lợi từ sự tin tưởng của xã hội.

Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt: Với vương miện quốc tế làm ăn chính đáng cũng giàu, giờ nhận kết đắng

Nam shipper bị đánh tới tấp ở Thủ Đức chỉ vì mâu thuẫn vụ giao đơn hàng 64.000 đồng

Nam shipper bị người đàn ông hành hung trước một chung cư ở TP Thủ Đức, trước đó có mâu thuẫn liên quan tiền cước.

Nam shipper bị đánh tới tấp ở Thủ Đức chỉ vì mâu thuẫn vụ giao đơn hàng 64.000 đồng

Vì sao chậm trễ trục vớt tàu kéo chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích?

Chủ tàu và đơn vị thuê tàu kéo đã ứng tiền nhưng đơn vị trục vớt không thực hiện trên thực địa, dẫn đến hơn 1 năm sau vụ tai nạn khiến 4 người chết, 5 người mất tích, chiếc tàu kéo vẫn nằm dưới đáy biển.

Vì sao chậm trễ trục vớt tàu kéo chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích?

Hiện trạng đường tốc độ nhanh hai tầng, kết nối khu Nam Sài Gòn với sân bay Long Thành

Dự án cầu đường Phú Mỹ 2 dài 16,7km, đi qua nhiều khu dân cư và sông rạch, kết nối khu Nam Sài Gòn với sân bay Long Thành.

Hiện trạng đường tốc độ nhanh hai tầng, kết nối khu Nam Sài Gòn với sân bay Long Thành

Sổ đỏ không ghi địa chỉ nhà đất, có mua bán được không?

Sổ đỏ mới không ghi địa chỉ đất, nhà liệu có ảnh hưởng gì đến giao dịch không?

Sổ đỏ không ghi địa chỉ nhà đất, có mua bán được không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar