06/11/2015 09:00 GMT+7

Trả học phí bằng bó rau, lon gạo...

THÁI THỊNH
THÁI THỊNH

TT - Lớp học không bụi phấn, không bục giảng. Học sinh lấy nền nhà làm chỗ ngồi. Học phí được phụ huynh trả bằng những bó rau, lon gạo và cả những ngày công giúp gia đình thầy giáo.

Thầy Giới say mê giảng bài cho các học sinh trong lớp học tại nhà của mình - Ảnh: Thái Thịnh

Đó là lớp học của thầy Hoàng Văn Giới (thôn Giang Cách, xã Đắk Drô, huyện Krông Nô, Đắk Nông) được mở miễn phí cho những đứa trẻ trong thôn suốt ba năm nay. Và để đến chỉ bài cho học sinh, thầy giáo phải di chuyển bằng... xe lăn tự chế.

“Con sò bé nhỏ/ Hai nắp mở to/ Khép ra khép vô/ Tìm gì thế nhỉ”. Mới hơn 19g, tiếng đọc thơ của các em học sinh phát ra từ trong ngôi nhà nhỏ của thầy Giới đã rộn ràng, vang lên khắp xóm. Ngồi trên chiếc xe lăn được làm từ hai tấm ván gỗ ghép lại, gắn bốn bánh xe ở phía dưới, thỉnh thoảng thầy Giới lại lấy tay nắn nắn đôi chân bị liệt vài cái cho đỡ tê buốt.

Lớp của thầy Giới có tám học sinh, có em lớp 3, có em lớp 5 và cũng có cả những em chưa biết đọc biết viết. Các em sắp thành hai hàng ngồi trên chiếc chiếu hoa đã cũ nát, giở sách say sưa đọc từng chữ theo thầy. Trong lớp có em Minh Nhật mới học lớp 1, chưa biết đọc biết viết, nên để giảng bài cho Nhật, thầy Giới lại chống tay xuống nền nhà, lăn chiếc xe lại tận nơi chỉ cho Nhật từng chữ ê, a rồi cầm tay tập viết cho em.

Giờ giải lao, nhìn những đứa trẻ chơi đùa, cười khúc khích, thầy Giới tâm sự trước đây thầy từng dạy ở Trường tiểu học Lê Văn Tám được 4 năm 11 tháng. Trong một lần đi dạy về thì một tai nạn bất ngờ ập đến đã khiến đôi chân của thầy bị liệt hoàn toàn, không cử động được.

“Biết mình không thể tiếp tục tới trường giảng dạy được nữa, ban đầu khó khăn và tuyệt vọng lắm. Nhưng rồi được sự động viên của bạn bè, người thân, nghĩ lại thấy cứ như thế này mãi cũng không được gì, và mình phải làm một điều gì đó có ích. Thế là tôi mở lớp học dạy cho những trẻ em trong xóm, vừa giúp các em ôn lại bài trong giờ học ở trường, cũng vừa để bản thân có thêm niềm vui tin yêu vào cuộc sống hơn” - thầy Giới nói.

Học sinh trong lớp, có em ở gần nhà thầy thì học xong tự về nhà, em ở xa thì ngủ lại nhà thầy ngày mai bố mẹ tới đón. “Phụ huynh thấy tôi dạy vất vả, có người cũng đem tiền tới gửi, nhưng thấy nhà các em cũng nghèo nên tôi không lấy. Vì thế thỉnh thoảng họ lại đem cho bó rau, ít gạo, đến mùa vụ lại lên rẫy giúp gia đình tôi thu hoạch vài ngày, thế là vui rồi” - thầy Giới tươi cười chia sẻ.

Nói về người đồng nghiệp cũ, cô Phan Thị Hạnh, giáo viên Trường tiểu học Lê Văn Tám, chia sẻ: “Thầy Giới là người hiền lành, yêu nghề, say mê với công việc, được thầy cô, học sinh trong trường rất quý mến. Nhà thầy ở Phú Yên vào đây lập nghiệp, nên hoàn cảnh gia đình cũng nhiều khó khăn, thiếu thốn”.

THÁI THỊNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi điểm chuẩn vào lớp 10 'chạm đáy'

Tại nhiều tỉnh như Đắk Lắk, Nghệ An, Lai Châu, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Thái Nguyên... điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 công lập ở nhiều trường THPT chỉ dao động từ 7 - 10 điểm cho 3 môn, tương đương dưới 3 điểm/môn.

Khi điểm chuẩn vào lớp 10 'chạm đáy'

Luận án tiến sĩ đạo văn phải bị loại bỏ ngay từ đầu!

Đại học Huế đã báo cáo Bộ GD-ĐT kết quả đánh giá lại luận án tiến sĩ đạo văn. Và lúc này, dư luận đang thấp thỏm chờ quyết định sau cùng của bộ.

Luận án tiến sĩ đạo văn phải bị loại bỏ ngay từ đầu!

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Khánh Huyền và đội thi đã xuất sắc giành giải nhì, chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn cầu, sẽ được tổ chức tại Singapore trong thời gian tới.

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar