02/07/2025 12:36 GMT+7

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

xâm hại - Ảnh 1.

Nhiều bài học có thể dạy cho trẻ em để có thể chủ động phòng tránh xâm hại - Ảnh: BIZTON

Thời gian gần đây, nhiều vụ việc xâm hại trẻ em, đặc biệt ở lứa tuổi mầm non, đã được phát hiện và gây lo ngại trong xã hội. Theo các chuyên gia, đây là nhóm tuổi dễ bị tổn thương nhất vì chưa đủ nhận thức để phân biệt hành vi xâm hại và chưa có kỹ năng tự bảo vệ.

Trẻ nhỏ - đối tượng dễ bị xâm hại

PGS.TS Huỳnh Văn Chẩn, trưởng khoa tâm lý - giáo dục Trường đại học Nguyễn Tất Thành, nhận định trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em, nạn nhân thường là trẻ nhỏ, đặc biệt ở độ tuổi mầm non, nhóm tuổi chưa đủ nhận thức để phân biệt hành vi xâm hại và chưa có kỹ năng tự bảo vệ bản thân.

"Trẻ mầm non rất dễ tin tưởng người lớn, đặc biệt nếu đó là người quen, người thân như hàng xóm, thầy cô, người chăm sóc. Các em thường không nhận ra đâu là hành vi nguy hiểm, đâu là 'trò chơi' trá hình", ông Chẩn cho biết.

Bên cạnh đó, nhiều kẻ xâm hại lợi dụng sự non nớt và tâm lý sợ hãi của trẻ để đe dọa, dụ dỗ, khiến trẻ không dám kể với ai. Một số em còn cảm thấy bản thân có lỗi, sợ bị la mắng, nên chọn cách im lặng.

Theo PGS.TS Huỳnh Văn Chẩn, điều nguy hiểm hơn là khi trẻ cố gắng chia sẻ, nếu người lớn không tin, phản ứng né tránh hoặc phớt lờ thì sẽ làm tổn thương tâm lý trẻ thêm một lần nữa.

Ông cũng nhấn mạnh một nguyên nhân đến từ sự thiếu hụt giáo dục giới tính ở nhà trường và gia đình. "Không ít phụ huynh cho rằng trẻ còn quá nhỏ để học về giới tính, nhưng đó lại là giai đoạn quan trọng nhất để hình thành nhận thức cơ bản về ranh giới cơ thể, quyền được từ chối đụng chạm và cách cầu cứu khi gặp nguy hiểm", ông phân tích.

Ngoài ra, môi trường sống thiếu an toàn cũng là một yếu tố rủi ro. Một số trẻ sống trong các nhóm trẻ tự phát, ở nhà một mình hoặc được gửi nhờ cho người không rõ nhân thân có thể dễ trở thành "mục tiêu" xâm hại.

Làm sao để trẻ mầm non biết tự bảo vệ mình?

Theo cô Thái Hạnh Nhân - giám đốc chương trình học thuật hệ thống mầm non BRIS (TP.HCM), phụ huynh có thể dạy con kỹ năng bảo vệ bản thân ngay từ những tình huống đời thường với cách truyền đạt nhẹ nhàng, gần gũi.

Phụ huynh nên bắt đầu bằng việc dạy con về ranh giới cơ thể. Ví dụ có thể giải thích rằng những bộ phận nằm dưới đồ bơi là vùng riêng tư, không ai được phép đụng vào, trừ cha mẹ khi giúp vệ sinh hoặc bác sĩ trong lúc khám bệnh và phải có người thân bên cạnh.

Cô gợi ý nên dùng câu đơn giản như: "Cơ thể con là của con. Chỉ con mới có quyền quyết định ai được chạm vào".

Một kỹ năng quan trọng khác là biết nói "không". Theo cô Nhân, phụ huynh nên hướng dẫn con nói lời từ chối một cách rõ ràng, dứt khoát nếu ai đó khiến con cảm thấy không thoải mái, kể cả khi đó là người quen.

Cha mẹ có thể cùng con đóng vai giả định như: "Nếu ai đó muốn ôm con mà con không thích thì con nên làm gì?", sau đó dạy con bắt chéo tay, bước lùi lại hoặc gọi người lớn đáng tin cậy.

Cô cũng nhấn mạnh việc dạy trẻ tôn trọng cơ thể người khác: "Trẻ cần hiểu rằng bạn bè cũng có vùng riêng tư giống mình. Các con không được đụng vào người khác, kể cả trong lúc chơi đùa".

Cuối cùng theo cô, phụ huynh cần tạo ra môi trường an toàn về mặt cảm xúc, nơi trẻ luôn cảm thấy được lắng nghe. "Hãy cho con biết rằng nếu có điều gì khiến con sợ, thấy lạ, hoặc không thích, con có thể kể với ba mẹ bất cứ lúc nào và sẽ luôn được tin tưởng, bảo vệ", cô Nhân nói.

Theo một chuyên gia từ Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, phụ huynh cũng cần chú ý đến dấu hiệu bất thường trong hành vi và cảm xúc của trẻ. Nếu trẻ đột ngột sợ một người cụ thể, thay đổi cách cư xử, né tránh giao tiếp, hay có biểu hiện lo âu, mất ngủ, cáu gắt vô cớ… cha mẹ cần lắng nghe kỹ và đặt câu hỏi nhẹ nhàng để tìm hiểu nguyên nhân.

Chuyên gia này cũng nhấn mạnh trẻ nhỏ ghi nhớ tốt nhất qua việc lặp lại, đặc biệt là thông qua những hoạt động hàng ngày như kể chuyện, hát, vẽ tranh hay chơi đóng vai. Những câu hỏi như "Con cảm thấy hôm nay thế nào?" hoặc "Có ai làm điều gì khiến con không vui không?" nên được lồng ghép vào các buổi trò chuyện buổi tối để trẻ tập thói quen chia sẻ.

Một gợi ý quan trọng được chuyên gia này đưa ra là gắn nhãn cảm xúc cho trẻ giúp trẻ biết cách gọi tên các cảm xúc như vui, buồn, sợ, lo lắng, ngại ngùng…

Đặc biệt, phụ huynh cần tránh la mắng hoặc phớt lờ những lời kể của trẻ, dù câu chuyện có vẻ "vớ vẩn". "Chỉ cần cha mẹ phản ứng tiêu cực một lần, trẻ sẽ thu mình và ngại nói thật trong những lần sau", chuyên gia lưu ý.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Lâm Đồng: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em

Ngày 12-4, Bộ Y tế có văn bản gửi các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường công tác phòng chống xâm hại trẻ em.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Thầy Đỗ Văn Nhỏ, tổ trưởng tổ tin học Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), nhiều năm qua vẫn âm thầm truyền lửa đam mê tin học đến bao thế hệ học trò.

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

PGS.TS Phạm Thu Hương, 48 tuổi, phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương (FTU) được bổ nhiệm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Bài viết 'Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT' đăng trên Tuổi Trẻ Online đã thu hút rất nhiều lượt phản hồi của bạn đọc.

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những kỳ vọng đổi mới giáo dục mở ra cho học sinh nhiều cơ hội để phát triển năng lực bản thân chưa được như mong đợi vì cách thức ra đề thi.

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Đồng hành cùng người học từ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên, cam kết không tăng học phí, tất cả đều hướng đến một điều cốt lõi: không ai bị bỏ lại phía sau.

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Lý do lựa chọn chương trình song ngữ quốc tế Cambridge?

Theo Cambridge International Education, số lượng học sinh dự thi các kỳ thi học thuật Cambridge năm 2024 cao kỷ lục, tăng 7 - 13% so với năm 2023, phản ánh sức hút mạnh mẽ của chương trình giáo dục quốc tế Cambridge trên toàn cầu.

Lý do lựa chọn chương trình song ngữ quốc tế Cambridge?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar