05/07/2025 12:53 GMT+7
Trở lại chủ đề

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

khoa học tự nhiên - Ảnh 1.

Phụ huynh nộp hồ sơ cho con vào lớp 6 năm học 2025 - 2026 tại TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Sau bốn năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cấp THCS đã hoàn tất một chu kỳ dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Đây là thời điểm quan trọng để đánh giá những kết quả đạt được, nhận diện khó khăn trong thực tiễn và đề xuất điều chỉnh nhằm đảm bảo chương trình đi vào thực chất, hiệu quả và bền vững.

Tích cực và tồn tại

Bộ GD-ĐT đang rà soát, điều chỉnh nội dung một số môn học để phù hợp với việc đã sáp nhập các địa phương và thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Do đó, việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Thực tế triển khai môn khoa học tự nhiên trong bốn năm qua cho thấy đã đạt được nhiều điểm tích cực. Tư duy xây dựng chương trình theo hướng tích hợp giúp học sinh tiếp cận kiến thức khoa học dưới góc nhìn liên môn, gắn liền với thực tiễn, từ đó phát triển năng lực tư duy khoa học, giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức vào cuộc sống là một trong những ưu điểm nổi bật. 

Đồng thời, chương trình tạo điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá, tăng cường vai trò của thực hành, thí nghiệm và hoạt động trải nghiệm thực tiễn.

Tuy nhiên, những tồn tại cũng rất đáng chú ý. Trước hết là sự không tương thích giữa mô hình tích hợp và năng lực đội ngũ giáo viên. Phần lớn giáo viên THCS hiện nay chỉ được đào tạo theo đơn môn, trong khi chương trình yêu cầu giảng dạy liên môn. Điều này dẫn đến tình trạng lúng túng, quá tải, thậm chí lệch trọng tâm khi giảng dạy, nhất là ở lớp 8 và lớp 9, các lớp mà nội dung học ngày càng chuyên sâu.

Bên cạnh đó, cách tổ chức dạy học theo các chủ đề được tổ chức song song để giải quyết khó khăn chưa có giáo viên dạy toàn bộ các chủ đề của môn khoa học tự nhiên dễ khiến nội dung mất đi tính mạch lạc, thiếu logic phát triển giữa các khái niệm và các chủ đề. 

Nhiều giáo viên soạn bài theo hướng "gom nội dung" hơn là thiết kế liên kết có chủ đích, khiến cho học sinh học rời rạc, thiếu nền tảng tư duy hệ thống. Đây là rào cản lớn đối với việc hình thành tư duy khoa học bền vững, đặc biệt là đối với môn học khoa học tự nhiên.

Đề xuất giải pháp

Trên cơ sở phân tích thực tiễn và yêu cầu phát triển, việc điều chỉnh nội dung môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp đầu cấp, phân hóa cuối cấp là một lựa chọn hợp lý và khả thi. 

Cụ thể, lớp 6, lớp 7 nên tiếp tục triển khai dạy học tích hợp theo chủ đề, gắn kết kiến thức với thực tiễn, trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng tổng hợp. Đây là giai đoạn hình thành nền tảng tư duy khoa học và khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh.

Từ lớp 8, chương trình cần chuyển sang phân hóa, do đó nên điều chỉnh nội dung và tổ chức dạy học theo ba phân môn riêng: vật lý, hóa học và sinh học. 

Mỗi phân môn nên do giáo viên chuyên trách giảng dạy, giúp đảm bảo chiều sâu kiến thức, hỗ trợ thi tuyển sinh và tạo nền tảng cho định hướng nghề nghiệp học tiếp lên cấp THPT hoặc lựa chọn học nghề phù hợp và đặc biệt giúp học sinh lựa chọn các môn học vật lý, hóa học và sinh học ở cấp THPT một cách dễ dàng hơn dựa vào có căn cứ khoa học và nền tảng, sở trường và đam mê của chính mình. 

Mô hình này sẽ giúp khắc phục tình trạng giáo viên quá tải vì phải dạy trái chuyên môn, đồng thời tạo sự mạch lạc và hiệu quả trong học tập.

Cùng với đó, cần tổ chức bồi dưỡng lại đội ngũ giáo viên phù hợp với định hướng mới. Ở lớp 6, lớp 7 cần giáo viên tích hợp có năng lực thiết kế chủ đề và tổ chức trải nghiệm; ở lớp 8, lớp 9 cần giáo viên có chuyên môn sâu theo từng phân môn. 

Song song, Bộ GD-ĐT cần ban hành tài liệu hướng dẫn chuyên môn, học liệu số phù hợp với từng giai đoạn phát triển chương trình. Hình thức thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên cũng cần được rà soát và điều chỉnh để đồng bộ với nội dung chương trình và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn khoa học tự nhiên.

Cuối cùng, cần tăng cường đầu tư điều kiện dạy học như phòng thí nghiệm, thiết bị thực hành, học liệu điện tử, đặc biệt ở các vùng khó khăn. Đồng thời, cần có cơ chế theo dõi, đánh giá hiệu quả sau điều chỉnh để tiếp tục hoàn thiện chính sách dựa trên bằng chứng khoa học và thực tiễn.

Học sinh quay lưng môn khoa học tự nhiên

Một bất cập khác là sự lệch pha giữa chương trình học tích hợp và hình thức thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên. Trong khi mà học sinh được học tích hợp khoa học tự nhiên thì kỳ thi vẫn diễn ra tập trung chủ yếu theo môn đơn lẻ (lý, hóa, sinh). Điều này khiến học sinh phải học thêm ngoài chương trình để ôn thi, tạo áp lực không cần thiết và đi ngược lại tinh thần giảm tải của chương trình.

Hệ quả lâu dài là tỉ lệ học sinh chọn tổ hợp khoa học tự nhiên ở cấp THPT có xu hướng giảm đến mức rất báo động, đặc biệt là môn sinh học. Nhiều học sinh quay lưng với các môn khoa học tự nhiên do thiếu hứng thú, mất nền tảng, không định hướng được ứng dụng thực tiễn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tuyển đầu vào đại học cho các ngành kỹ thuật - công nghệ, vốn là động lực cốt lõi của phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên số và đổi mới sáng tạo.

Cải thiện tỉ lệ học sinh chọn các môn khoa học tự nhiên: Bắt đầu từ điều chỉnh thi cử

Cải thiện tỉ lệ học sinh chọn các môn khoa học tự nhiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn là chuyện của ngành giáo dục, mà là chuyện quốc gia đại sự.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm chuẩn lớp 10 vào trường tốp đầu ở Nha Trang chỉ 9 điểm, giám đốc sở nói gì?

Trường THPT Lý Tự Trọng ở phường Nha Trang là một trong những trường top đầu tỉnh Khánh Hòa (cũ), nhưng năm nay điểm chuẩn vào lớp 10 trường này chỉ 9 điểm.

Điểm chuẩn lớp 10 vào trường tốp đầu ở Nha Trang chỉ 9 điểm, giám đốc sở nói gì?

Không ép tiến độ chấm thi tốt nghiệp THPT

Các hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên cả nước đều khởi động từ đầu tháng 7.

Không ép tiến độ chấm thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh thi hát, kể chuyện, bật xa... tranh suất vào sư phạm

Sáng 5-7, thí sinh từ nhiều tỉnh, thành phố đã mặc áo dài, trang phục dân tộc, 'quần đùi áo số'... hội tụ về Trường đại học Sư phạm Hà Nội để thi năng khiếu xét tuyển vào ngành sư phạm.

Thí sinh thi hát, kể chuyện, bật xa... tranh suất vào sư phạm

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Căng như dây đàn

Theo quy định của Hà Nội, mỗi thí sinh dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm nay có 3 nguyện vọng vào lớp 10 không chuyên.

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Căng như dây đàn

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Trường đại học Kiểm sát Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Kiểm sát. Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Công nghiệp và Thương mại Hà Nội.

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Thí sinh Hà Nội cần làm gì sau khi biết điểm chuẩn vào lớp 10?

Từ ngày 10-7 đến 12-7, thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 Hà Nội phải xác nhận nhập học trực tiếp hoặc trực tuyến, nếu không sẽ được coi là từ chối quyền nhập học.

Thí sinh Hà Nội cần làm gì sau khi biết điểm chuẩn vào lớp 10?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar