03/11/2015 08:25 GMT+7

Thầy giáo như mẹ hiền

LÊ DÂN - HOÀNG OANH
LÊ DÂN - HOÀNG OANH

TT - Thầy Trần Văn Cần (29 tuổi) công tác tại Trường mẫu giáo Hòa An, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) là giáo viên nam dạy mầm non duy nhất của tỉnh Hậu Giang.

Thầy Trần Văn Cần vui chơi cùng trẻ tại Trường mầm non Hòa An - Ảnh: Hoàng Oanh

Thầy Cần rất có khiếu trong cách dạy dỗ trẻ. Trẻ nào không ngoan, thường hay quấy khóc, được thầy dạy dỗ dần trở nên ngoan ngoãn và lễ phép hơn. Thầy Cần đã khắc phục những hạn chế của mình để trở thành một thầy giáo giỏi, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ. Thầy là mẹ hiền của đàn trẻ ở Trường mẫu giáo Hòa An

Cô NGUYỄN THỊ MƯỜI (hiệu trưởng Trường mẫu giáo Hòa An)

Suốt năm năm qua, thầy Cần đã gắn bó với các em học sinh nơi đây như người mẹ thứ hai.

Đến Trường mẫu giáo Hòa An, hỏi thăm thầy Cần ai cũng tấm tắc khen thầy khéo dạy dỗ, chăm sóc học sinh như một cô giáo. Lúc chúng tôi đến trường, thầy Cần đang kiểm tra vệ sinh tay cho trẻ.

Với đôi mắt hiền từ, động tác nhanh nhẹn nhưng hết sức cẩn trọng, nhẹ nhàng, thầy Cần hệt như một người mẹ trẻ đang chăm sóc con mình. Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành học mầm non năm 2010, thầy Cần được nhận về công tác tại Trường mẫu giáo Hòa An.

Những ngày đầu mới về trường giảng dạy, thầy Cần gặp rất nhiều khó khăn, nhất là định kiến của xã hội. Bởi nhiều người nghĩ rằng giáo viên mầm non phải là cô giáo, chỉ có phụ nữ mới làm nghề này được, còn đàn ông làm sao có thể chăm sóc trẻ nhỏ vén khéo. Hay “Bộ không tìm được việc gì khác, nên là đàn ông mà lại đi dạy mầm non!”.

Thầy Cần rất buồn và nản chí, nhưng “Mẹ tôi rất thích nghề giáo viên dạy trẻ, mà hồi đó gia đình quá khó khăn nên mẹ không học được. Vì muốn viết tiếp ước mơ của mẹ, tôi đã chọn ngành sư phạm mầm non”. Chính động lực đó đã giúp thầy Cần vượt qua nhiều trở ngại khi đến với nghề dạy trẻ mầm non.

Đối với cô giáo việc dỗ trẻ khó một thì với thầy giáo khó mười! Cứ ngỡ dạy trẻ chỉ là kể chuyện và múa hát, nhưng thực tế thì công việc khó hơn rất nhiều.

“Nhiều lần tôi định nghỉ dạy để tìm một công việc khác phù hợp hơn với mình. Nhưng mỗi lần quyết định nghỉ là mỗi lần tôi bị ánh mắt ngây thơ, hồn nhiên của trẻ cản lại. Có lẽ chính những đôi mắt trong veo của trẻ đã giữ mình gắn bó với nghề” - thầy Cần chia sẻ.

Nhẫn nại, yêu thương, tận tình với trẻ chính là cách mà thầy Cần dần chiếm được cảm tình với trẻ. Cứ như vậy thầy Cần đã gắn bó với Trường mẫu giáo Hòa An đến nay gần năm năm. Thầy Cần đã tạo được niềm tin với nhà trường, uy tín với phụ huynh và nhận được nhiều tình cảm yêu thương của trẻ.

Ông Lý Văn Nguyên, phụ huynh học sinh, cho biết nhờ học lớp thầy Cần mà con ông ngoan hơn rất nhiều và vô cùng lễ phép với ông bà, cha mẹ. Năm học 2014 - 2015, thầy Cần được tập thể nhà trường tín nhiệm bầu làm phó hiệu trưởng phụ trách lớp bán trú; năm học 2015 - 2016 thầy Cần phụ trách bốn lớp bán trú với hàng trăm học sinh.

Hiện tại, thầy Cần đang học lớp liên thông đại học ngành học mầm non, với hi vọng những kiến thức mới được bổ sung sẽ góp phần cùng trường nâng cao hơn chất lượng nuôi dạy, chăm sóc trẻ.

Ngoài ra, thầy Cần còn tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mỗi buổi học để tạo được tính hấp dẫn và khơi dậy sự tìm tòi, ham học hỏi của trẻ.

LÊ DÂN - HOÀNG OANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi điểm chuẩn vào lớp 10 'chạm đáy'

Tại nhiều tỉnh như Đắk Lắk, Nghệ An, Lai Châu, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Thái Nguyên... điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 công lập ở nhiều trường THPT chỉ dao động từ 7 - 10 điểm cho 3 môn, tương đương dưới 3 điểm/môn.

Khi điểm chuẩn vào lớp 10 'chạm đáy'

Luận án tiến sĩ đạo văn phải bị loại bỏ ngay từ đầu!

Đại học Huế đã báo cáo Bộ GD-ĐT kết quả đánh giá lại luận án tiến sĩ đạo văn. Và lúc này, dư luận đang thấp thỏm chờ quyết định sau cùng của bộ.

Luận án tiến sĩ đạo văn phải bị loại bỏ ngay từ đầu!

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Khánh Huyền và đội thi đã xuất sắc giành giải nhì, chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn cầu, sẽ được tổ chức tại Singapore trong thời gian tới.

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar