23/07/2025 18:52 GMT+7

TP.HCM mở lớp AI thí điểm cho học sinh giỏi

203 học sinh xuất sắc được tuyển chọn để làm quen sớm với lập trình, dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) tại TP.HCM.

TP.HCM mở lớp AI thí điểm cho học sinh giỏi - Ảnh 1.

TS Lê Duy Tân - giảng viên khoa công nghệ thông tin Trường đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) - sẽ là một trong những người giảng dạy cho lớp thí điểm đào tạo AI đầu tiên cho học sinh - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Chiều 23-7, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tổ chức lễ khai giảng chương trình bồi dưỡng trí tuệ nhân tạo (AI) dành cho học sinh đoạt giải thưởng trong các cuộc thi học thuật tại thành phố. 

Đây là bước khởi đầu trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao ngay từ lứa tuổi phổ thông.

Chương trình được triển khai thí điểm với 4 lớp học, gồm 2 lớp dành cho học sinh THCS và 2 lớp cho học sinh THPT. Các lớp tập trung trang bị kiến thức nền tảng về lập trình Python, thuật toán, xử lý dữ liệu và ứng dụng AI vào thực tiễn, từ chatbot cơ bản đến các mô hình machine learning nâng cao.

Tổng cộng có 203 học sinh trúng tuyển tham gia khóa học, đến từ nhiều trường phổ thông tiêu biểu trên địa bàn như Trường phổ thông Năng khiếu, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Lê Hồng Phong, THCS Trần Phú, Trường Thực hành Sài Gòn, cùng nhiều trường công lập, tư thục và quốc tế khác.

Theo ông Lâm Đình Thắng - giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, phát triển trí tuệ nhân tạo là một trong ba trụ cột chiến lược trong định hướng AI của thành phố, bên cạnh xây dựng hạ tầng công nghệ và thúc đẩy ứng dụng AI trong thực tiễn. 

Ông nhấn mạnh thành phố tập trung đào tạo AI cho ba nhóm đối tượng: cán bộ công chức, học sinh và người dân. Với học sinh, mục tiêu là trang bị kiến thức, đồng thời phát hiện, nuôi dưỡng sớm các tài năng công nghệ. 

Qua đó, TP.HCM có thể từng bước hình thành lực lượng nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0.

Cũng theo ông Thắng, thành phố đang xây dựng các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, trung tâm tính toán hiệu năng cao dùng chung giữa Nhà nước - doanh nghiệp - trường viện, đồng thời phối hợp cùng ngành giáo dục để xây dựng khung chương trình AI chuẩn nhằm đưa vào giảng dạy thường xuyên tại trường phổ thông.

Chương trình bồi dưỡng AI cho khóa đầu tiên sẽ diễn ra trong 12 buổi. Chương trình được kỳ vọng sẽ tạo nền móng cho việc mở rộng đào tạo đại trà trong thời gian tới. 

TP.HCM cũng hướng tới mục tiêu hình thành cộng đồng học sinh phổ thông yêu thích AI, có năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

Một nghiên cứu mới công bố đã khiến giới học thuật chấn động khi tiết lộ rằng có thể đã có tới hàng trăm ngàn bài báo khoa học được viết toàn bộ hoặc một phần bằng AI.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có thật chim không thể nhiễm cúm?

Trong video đăng trên Facebook, cựu lãnh đạo hãng dược Pfizer nói chim không nhiễm cúm, nhưng điều này có đúng?

Có thật chim không thể nhiễm cúm?

Hơn 200 start-up Hàn Quốc sang TP.HCM, kết nối 2.000 phiên giao thương công nghệ với Việt Nam

Làn sóng start-up Hàn Quốc có thể 'đổ bộ' sang TP.HCM, mở ra hàng ngàn cơ hội bắt tay công nghệ giữa hai nền kinh tế đổi mới hàng đầu châu Á.

Hơn 200 start-up Hàn Quốc sang TP.HCM, kết nối 2.000 phiên giao thương công nghệ với Việt Nam

Thông tin 'lũ 5.000 năm xảy ra một lần' hiểu như thế nào cho đúng?

Thông tin "lũ 5.000 năm xảy ra một lần" phải hiểu đúng là trận lũ có độ lớn ứng với trận lũ có chu kỳ lặp 5.000 năm, không phải 5.000 năm mới xảy ra một lần vì đây là xác suất xảy ra, không phải chu kỳ cứng.

Thông tin 'lũ 5.000 năm xảy ra một lần' hiểu như thế nào cho đúng?

Các nhà khoa học đạt được bước đột phá trong điều trị hội chứng Down tại Nhật Bản

Các nhà khoa học đã sử dụng công cụ chỉnh sửa gene CRISPR-Cas9 để loại bỏ nhiễm sắc thể 21 thừa gây ra hội chứng Down.

Các nhà khoa học đạt được bước đột phá trong điều trị hội chứng Down tại Nhật Bản

Tạo ra vật liệu mới bền như kim loại, dẻo như nhựa

Loại vật liệu mới bền như kim loại, trong suốt như thủy tinh, dẻo như nhựa và hoàn toàn không gây hại cho môi trường.

Tạo ra vật liệu mới bền như kim loại, dẻo như nhựa

Sống với con trai trên 30 tuổi độc thân, mẹ bị ảnh hưởng sức khỏe tinh thần

Một nghiên cứu mới cho thấy việc sống chung với con trai trên 30 tuổi nhưng độc thân có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần người mẹ.

Sống với con trai trên 30 tuổi độc thân, mẹ bị ảnh hưởng sức khỏe tinh thần
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar