23/07/2025 19:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Có thật chim không thể nhiễm cúm?

Trong một video đăng trên Facebook vào ngày 5-7, cựu giám đốc điều hành Pfizer, ông Michael Yeadon phát biểu rằng chim không thể nhiễm cúm. Nhưng tuyên bố này có đúng không?

Có thật chim không thể nhiễm cúm? - Ảnh 1.

Chim có thể nhiễm cúm. Chúng có thể hắt hơi, và các loại vi rút mà chúng mắc phải đều có khả năng lây lan - Ảnh: FREEPIK

Trên thực tế, trang kiểm chứng của Hãng tin Australia AAP khẳng định chim có thể nhiễm cúm. Chúng có thể hắt hơi, và các vi rút mà chúng mang đều có khả năng lây lan.

Các chuyên gia cho biết đã có hơn một tá chủng cúm gia cầm được nghiên cứu kỹ. Dữ liệu cũng ghi nhận hàng trăm ca lây truyền từ người sang người.

Ngoài ra các triệu chứng hô hấp như ho và hắt hơi đã được quan sát ở chim nhiễm vi rút, và được đề cập trong nhiều tài liệu khoa học.

Tuyên bố gây tranh cãi về cúm gia cầm

"Bạn đã bao giờ thấy một con gà bị cảm chưa? Chúng có ho hay hắt hơi không?" ông Yeadon đặt câu hỏi trong video. "Chim không nhiễm cúm. Chúng không bị".

Ông tiếp tục khẳng định các xét nghiệm PCR dùng để phát hiện cúm gia cầm là "giả mạo", chỉ nhằm biện minh cho việc tiêu hủy đàn chim.

"Họ đang nói dối bạn về những căn bệnh này. Chim có thể mắc bệnh nhưng không nhiễm cúm và không lây truyền", ông Yeadon nói.

Trả lời nhóm kiểm chứng tin tức AAP FactCheck, ông Yeadon mở rộng lập luận, cho rằng cúm gia cầm hay cúm chim không tồn tại do không có bằng chứng vi rút hiện diện.

"Theo tôi, cả lĩnh vực này, vốn còn rất non trẻ, hoàn toàn là giả mạo. Động vật, kể cả chim, rõ ràng có thể mắc bệnh. Nhưng điều này rất quan trọng, các căn bệnh ấy bị cố ý gán cho cái gọi là 'vi rút'", ông viết trong email. "Chim không 'nhiễm cúm' vì tác nhân được cho là vi rút cúm thực chất không hề tồn tại".

Ông Yeadon cũng cho rằng, suốt một thế kỷ thử nghiệm lâm sàng, giới khoa học vẫn chưa chứng minh được "việc những căn bệnh này lây có triệu chứng từ người bệnh sang người khỏe".

Giới khoa học khẳng định vi rút cúm tồn tại và lây lan

Các chuyên gia vi rút học và khoa học thú y nói với AAP FactCheck rằng mọi tuyên bố của ông Yeadon đều sai.

Ông Edward Holmes, giáo sư vi rút học tại Đại học Sydney (Australia), khẳng định các nghiên cứu khoa học đã chứng minh vi rút tồn tại và có khả năng lây truyền.

"Vi rút cúm đã nhiều lần được phân lập, nuôi cấy và giải trình tự từ nhiều loài động vật khác nhau, bao gồm cả người và chim", giáo sư Holmes nói. "Các ca nhiễm thử nghiệm cho thấy chim, như gà, có thể nhiễm vi rút cúm và phát bệnh, đôi khi dẫn đến tử vong".

Theo tạp chí Clinical Microbiology Reviews, các nhà khoa học đã chụp ảnh vi rút suốt hơn nửa thế kỷ qua bằng kính hiển vi điện tử - công nghệ ra đời từ những năm 1930.

Nhiều phương pháp khác cũng được dùng để cô lập và nuôi cấy vi rút, bao gồm xét nghiệm PCR - kỹ thuật mà ông Yeadon cho là "giả mạo".

Trước đây, AAP FactCheck từng bác bỏ luận điểm rằng cúm gia cầm là lừa đảo vì PCR không đáng tin, với lập luận từ các chuyên gia rằng PCR rất chính xác nếu được dùng đúng cách.

Tạp chí Journal of Infection năm 2022 từng đăng nghiên cứu sử dụng PCR để đánh giá sự lây truyền vi rút hô hấp giữa người với người.

Nghiên cứu theo dõi tương tác giữa trẻ em nhiễm vi rút có triệu chứng hô hấp và người lớn khỏe mạnh trong môi trường lâm sàng, cho thấy sự lây lan đã xảy ra.

Giáo sư Holmes cho biết đã có rất nhiều thí nghiệm lây nhiễm vi rút hô hấp trên người, cũng như các nghiên cứu quan sát thực tế. "Mỗi ngày, hàng nghìn người trên thế giới mắc bệnh đường hô hấp do vi rút", ông nói.

"Gần như gia đình nào cũng từng có người bị bệnh hô hấp, rồi vài ngày sau những người khác trong nhà cũng mắc".

Bác sĩ thú y Wayne Boardman, Đại học Adelaide (Australia), khẳng định cúm gia cầm có biểu hiện lâm sàng rõ ràng và có thể lây truyền. Ông nhấn mạnh PCR là phương pháp chẩn đoán chính xác. "Những tuyên bố đó là sai", ông Boardman nói.

Tương tự, ông Florian Krammer, nhà vi rút học tại Trường Y Icahn thuộc Mount Sinai (Mỹ), người viết nhiều công trình về cúm gia cầm, cũng khẳng định: "Dĩ nhiên là có cúm gia cầm". Ông cho biết hiện đã xác định được 16 phân nhóm vi rút cúm lưu hành ở chim, trong đó "một vài nhóm có độc lực cao".

Sự lây lan toàn cầu của cúm gia cầm, bao gồm hàng trăm ca lây sang người, đã được ghi nhận kể từ khi vi rút này xuất hiện lần đầu vào năm 1959, theo một bài tổng quan khoa học công bố năm 2023 trên tạp chí Travel Medicine and Infectious Disease.

Từ năm 2003 - 2024, Tổ chức Y tế thế giới xác nhận tổng cộng 939 ca nhiễm cúm gia cầm độc lực cao A (H5N1).

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), đợt bùng phát hiện tại bắt đầu từ năm 2022 ở quần thể chim tại Bắc Mỹ. Vi rút sau đó lan sang bò sữa và ít nhất 40 người trong giai đoạn từ tháng 3 đến 10-2024, theo tạp chí New England Journal of Medicine.

Chim nhiễm cúm gia cầm cũng có triệu chứng hô hấp như ho và hắt hơi, theo một nghiên cứu đăng trên Veterinary World.

Nước hành luộc vắt chanh có giúp hạ đường huyết?

Một video đang lan truyền mạnh trên mạng xã hội với thông tin thêm vài giọt chanh vào nước hành luộc có thể hạ đường huyết tới 300mg/dL.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thông tin vụ đánh nhau dẫn đến chết người tại một công ty ở khu công nghiệp là sai sự thật

Công an xã Giao Long, tỉnh Vĩnh Long, khẳng định thông tin trên mạng về vụ đánh nhau gây chết người tại Công ty FAS là sai sự thật.

Thông tin vụ đánh nhau dẫn đến chết người tại một công ty ở khu công nghiệp là sai sự thật

Làm rõ tin đồn Michael Jordan nói nên tước huy chương những người quỳ gối hát quốc ca

Mạng xã hội lan truyền thông tin Michael Jordan nói nên tước huy chương của vận động viên quỳ gối khi hát quốc ca Mỹ.

Làm rõ tin đồn Michael Jordan nói nên tước huy chương những người quỳ gối hát quốc ca

Cảnh báo liên tục, vì sao nhiều người vẫn sập bẫy lừa của shipper giả?

Giả mạo shipper là một hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi, gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng.

Cảnh báo liên tục, vì sao nhiều người vẫn sập bẫy lừa của shipper giả?

Lan truyền tin giả 'NASA thừa nhận Trái đất phẳng'

NASA không thừa nhận Trái đất phẳng, đó chỉ là giả định kỹ thuật dùng để đơn giản hóa tính toán trong nghiên cứu.

Lan truyền tin giả 'NASA thừa nhận Trái đất phẳng'

Diệp Lâm Anh phản bác tin đồn bị bắt

Diệp Lâm Anh chia sẻ một bài đăng tung tin đồn cô 'đã bị công an bắt', và chất vấn: 'Bắt thời gian nào? Công an khu vực nào bắt?'.

Diệp Lâm Anh phản bác tin đồn bị bắt

Thư từ chức của Chủ tịch Fed Jerome Powell là giả

Một lá thư từ chức giả mạo của Chủ tịch Fed được Thượng nghị sĩ Mike Lee chia sẻ trên mạng xã hội rồi xóa vội.

Thư từ chức của Chủ tịch Fed Jerome Powell là giả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar