23/07/2025 18:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thông tin 'lũ 5.000 năm xảy ra một lần' hiểu như thế nào cho đúng?

Thông tin "lũ 5.000 năm xảy ra một lần" phải hiểu đúng là trận lũ có độ lớn ứng với trận lũ có chu kỳ lặp 5.000 năm, không phải 5.000 năm mới xảy ra một lần vì đây là xác suất xảy ra, không phải chu kỳ cứng.

lũ 5.000 năm - Ảnh 1.

Thủy điện Bản Vẽ, Nghệ An xả tràn sáng 23-7 - Ảnh: Thủy điện Bản Vẽ

Ngày 23-7, TS Lương Hữu Dũng, giám đốc Trung tâm nghiên cứu thủy văn và hải văn, Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), cho biết như vậy khi giải thích về thông tin "lũ 5.000 năm xảy ra một lần".

Theo thông báo khẩn ngày 22-7 của tỉnh Nghệ An thông tin lưu lượng nước về thượng lưu hồ thủy điện Bản Vẽ đạt 9.543m³/s, gần chạm mức đỉnh lũ kiểm tra 10.500m³/s (tần suất 0,02%, tức "5.000 năm xảy ra một lần") khiến dư luận xôn xao và có nhiều tranh luận?

Theo TS Lương Hữu Dũng, thông báo khẩn nói trên của Nghệ An là giá trị xảy ra vào đêm  22-7. Sau đó 2h sáng 23-7, lưu lượng đỉnh lũ đạt 12.800m³/s, vượt 2.300m³/s so với đỉnh lũ kiểm tra với tần suất P=0,02% (ứng với chu kỳ lặp lại 5.000 năm) là 10.500m³/s.

"Nói như vậy để thấy rằng mức độ bất thường, đã xảy ra lũ cực hiếm trên thượng nguồn sông Cả, tiềm ẩn nguy hiểm đến công trình hồ chứa và dân cư, cơ sở hạ tầng", ông Dũng nói.

Còn thông tin "lũ 5.000 năm mới có một lần" cần hiểu đúng là trận lũ có độ lớn ứng với trận lũ có chu kỳ lặp 5.000 năm, không phải 5.000 năm mới xảy ra 1 lần vì đây là xác suất độc lập.

Cụ thể nếu một trận lũ có chu kỳ lặp lại là 5.000 năm, điều đó có nghĩa là xác suất (tần suất) để xảy ra là 1/5.000, hay 0,02%. 

"Đây là một giá trị xác suất, chứ không phải một cam kết về mặt thời gian" - TS Dũng nói.

TS Dũng cho biết tần suất lũ (ký hiệu là P) là xác suất xảy ra một trận lũ. Còn chu kỳ lặp lại (hay còn gọi là chu kỳ lũ T) để chỉ số năm trung bình giữa hai trận lũ có cùng độ lớn. Mối quan hệ giữa tần suất và chu kỳ là: P = 1/T.

Ví dụ, nếu T = 50 năm thì P = 1/50 = 2%, còn T = 5.000 năm thì P = 1/5.000 = 0,02%.

"Đây là xác suất thống kê, không phải chu kỳ cứng. Một trận lũ có xác suất 0,02% không có nghĩa là phải đợi đúng 5.000 năm mới lặp lại, mà năm sau trận lũ như vậy vẫn có thể xảy ra, nhưng xác suất là thấp" - TS Dũng nói.

Thông tin 'lũ 5.000 năm xảy ra một lần' hiểu như thế nào cho đúng? - Ảnh 2.

TS Lương Hữu Dũng, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thủy văn và hải văn - Ảnh: K. TRUNG

Theo TS Dũng, việc nói "lũ 5.000 năm" là cách các nhà chuyên môn nội suy theo thống kê dựa trên chuỗi số liệu mưa và lũ nhiều năm. Điều này giống như cách nói "lũ lịch sử", nhưng ở đây là có tính toán rõ xác suất. Lũ 5.000 năm tương ứng với xác suất chỉ 0,02% mỗi năm, cực kỳ hiếm nhưng không phải không thể xảy ra.

Vì vậy người dân không nên hiểu nhầm rằng "đã có một trận rồi thì 5.000 năm nữa mới có trận tiếp theo".

"Việc đánh giá "lũ 100 năm", "lũ 5.000 năm" là tính toán độ lớn đặc trưng mưa, mực nước, lưu lượng trong thiết kế đê điều, hồ chứa, quy hoạch phòng chống thiên tai, chứ không phải để dự báo thời điểm cụ thể xảy ra lũ" - TS Dũng cho biết thêm.

Thủy điện Bản Vẽ lý giải tin nước lũ 5.000 năm mới có một lần

Do ảnh hưởng của bão Wipha (bão số 3), trên lưu vực hồ chứa thủy điện Bản Vẽ, tỉnh Nghệ An đã xuất hiện trận lũ đặc biệt lớn được đánh giá 5.000 năm mới xuất hiện một lần.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Áp thấp nhiệt đới và bão Francisco hình thành gần Philippines

Sáng 23-7, vùng áp thấp phía bắc đảo Luzon (Philippines) mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Áp thấp nhiệt đới và bão Francisco hình thành gần Philippines

Vì sao bão Wipha suy yếu trước khi vào đất liền?

Sau khi bão Wipha đổ bộ vào đất liền nước ta, nhiều người cho rằng ảnh hưởng gió bão, mưa có nơi cũng không lớn như dự báo trước đó.

Vì sao bão Wipha suy yếu trước khi vào đất liền?

Lũ về chưa từng thấy ở Nghệ An, Thủ tướng yêu cầu ứng phó khẩn cấp mưa lũ trên sông Cả

Mưa lớn do bão số 3 (Wipha) khiến dòng chảy lũ về hồ thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An) ở mức rất cao, vượt lưu lượng lũ thiết kế gần 3.000m³/s. Lũ trên sông Cả ở các trạm Mường Xén, Thạch Giám và Con Cuông đều trên báo động 3 từ 4,7m đến gần 8m.

Lũ về chưa từng thấy ở Nghệ An, Thủ tướng yêu cầu ứng phó khẩn cấp mưa lũ trên sông Cả

Thời tiết hôm nay 23-7: Bão tan, Bắc Bộ vẫn mưa to, đề phòng sạt lở, lũ quét

Hôm nay 23-7, dù bão số 3 đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.

Thời tiết hôm nay 23-7: Bão tan, Bắc Bộ vẫn mưa to, đề phòng sạt lở, lũ quét

Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên đất liền Ninh Bình - Thanh Hóa

Tối 22-7, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên đất liền tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa. Mưa lớn làm hơn 100.000ha lúa ngập úng.

Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên đất liền Ninh Bình - Thanh Hóa

Bão số 3 bất ngờ ít di chuyển, tâm bão vẫn trên đất liền Ninh Bình - Thanh Hóa

Chiều 22-7, bão số 3 (Wipha) bất ngờ ít di chuyển và tại Hòn Dấu (Hải Phòng), Văn Lý (Ninh Bình) lúc 16h vẫn có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Bão số 3 bất ngờ ít di chuyển, tâm bão vẫn trên đất liền Ninh Bình - Thanh Hóa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar