24/07/2025 11:27 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tổng thống Macron kiện người dẫn podcast vì tung tin đồn thất thiệt về Đệ nhất phu nhân

Ngày 23-7, vợ chồng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kiện người dẫn chương trình Candace Owens tại Mỹ vì lan truyền thông tin sai lệch về giới tính của Đệ nhất phu nhân.

Đệ nhất phu nhân - Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Đệ nhất phu nhân Brigitte Macron - Ảnh: REUTERS

Trong đơn kiện nộp lên tòa án thượng thẩm tiểu bang Delaware, vợ chồng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cáo buộc người dẫn chương trình podcast người Mỹ Candace Owens đã phát động một “chiến dịch bôi nhọ mang tính toàn cầu" nhằm thu hút sự chú ý cho podcast của mình và mở rộng lượng người theo dõi.

Các thông tin sai sự thật mà bà Owens lan truyền bao gồm thông tin cho rằng Đệ nhất phu nhân Pháp Brigitte Macron (72 tuổi) từng được sinh ra với cái tên Jean-Michel Trogneux - tên người anh trai của bà.

Ngoài ra chuỗi podcast dài 8 tập có tên “Becoming Brigitte” còn lan truyền các thông tin rằng bà Brigitte đã đánh cắp danh tính người khác và có quan hệ huyết thống với chồng.

Chuỗi podcast này hiện đã thu hút hơn 2,3 triệu lượt xem trên YouTube.

Người dẫn chương trình Owens hiện có hơn 6,9 triệu người theo dõi trên X và hơn 4,5 triệu lượt đăng ký trên YouTube.

“Bà Owens đã soi mói ngoại hình, hôn nhân, bạn bè, gia đình và quá khứ cá nhân của họ, bóp méo tất cả thành một câu chuyện ghê tởm nhằm kích động và làm tổn thương họ. Kết quả dẫn đến tình trạng quấy rối dai dẳng trên quy mô toàn cầu”, đơn kiện của vợ chồng tổng thống Pháp nêu rõ.

Trong podcast phát sóng cùng ngày, Owens phản bác đơn kiện, gọi đó là “chiến thuật PR tuyệt vọng” và khẳng định bản thân không được thông báo trước dù hai bên đã liên hệ từ tháng 1.

Người phát ngôn của bà Owens gọi vụ kiện là một hình thức “bắt nạt”, sau khi Đệ nhất phu nhân Brigitte từ chối nhiều đề nghị phỏng vấn từ phía Owens.

Theo tuyên bố chung từ luật sư đại diện, phía Tổng thống Macron cho biết đã ba lần yêu cầu bà Owens rút lại các phát ngôn sai lệch trước khi khởi kiện. 

Họ khẳng định chiến dịch phỉ báng của Owens “rõ ràng nhằm quấy rối và gây tổn thương cho gia đình tổng thống Pháp, đồng thời tìm kiếm sự nổi tiếng”.

Các tin đồn về giới tính của bà Brigitte Macron bắt đầu xuất hiện từ năm 2021, và từng được đề cập trên podcast của những nhân vật có ảnh hưởng trong giới bảo thủ như Tucker Carlson và Joe Rogan.

Tháng 9-2023, bà Brigitte từng thắng một vụ kiện tương tự ở Pháp chống lại hai phụ nữ lan truyền tin đồn thất thiệt, nhưng bản án bị tòa phúc thẩm hủy bỏ và hiện đang được kháng cáo lên Tòa án tối cao Pháp.

Khi nguyên thủ quốc gia đi kiện

Theo Hãng tin Reuters, vụ kiện của Tổng thống Macron được xem là trường hợp hiếm hoi khi một nguyên thủ quốc gia đương nhiệm khởi kiện vì tội phỉ báng tại Mỹ.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng từng kiện báo Wall Street Journal với yêu cầu bồi thường 10 tỉ USD vì cho rằng tờ báo này đã vu khống ông trong một bài viết liên quan đến tỉ phú tai tiếng Jeffrey Epstein.

Tuy nhiên tờ báo tuyên bố sẽ bảo vệ lập trường và tin tưởng vào tính chính xác của bài báo.

Tháng 12 năm ngoái, ông Trump cũng đạt được thỏa thuận trị giá 15 triệu USD với ABC (thuộc sở hữu của Walt Disney) sau khi đài này đưa tin không chính xác rằng bồi thẩm đoàn kết luận ông phạm tội hiếp dâm thay vì tấn công tình dục trong một vụ kiện dân sự.

Theo luật Mỹ, để thắng kiện phỉ báng, các nhân vật công chúng như ông Macron phải chứng minh bị đơn có “ác ý thực sự”, tức biết rõ thông tin sai nhưng vẫn cố tình công bố hoặc phớt lờ sự thật. Đây là tiêu chuẩn pháp lý rất cao và khó vượt qua.

Đệ nhất phu nhân Pháp Brigitte Marcron trở lại dạy học

TTO - Sau 4 năm 'xuất giá tòng phu', đệ nhất phu nhân Pháp Brigitte Marcron sẽ trở lại dạy học ở ngoại ô Paris.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin giả về chương trình trợ cấp 50.000 RM của Malaysia tràn lan trên mạng

Mạng xã hội đang lan truyền tin chính phủ Malaysia trợ cấp 50.000 RM cho bất cứ ai đăng ký. Tuy nhiên đây là tin giả.

Tin giả về chương trình trợ cấp 50.000 RM của Malaysia tràn lan trên mạng

Ông Hun Sen bác tin rời Campuchia đến Trung Quốc, nói đang tham gia chỉ huy quân đội

Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen bác bỏ thông tin trên một tờ báo Thái Lan nói rằng ông đã bay tới Trung Quốc trong ngày 24-7.

Ông Hun Sen bác tin rời Campuchia đến Trung Quốc, nói đang tham gia chỉ huy quân đội

Giả mạo VTV tổ chức 'Duyệt binh nhí' nhằm thu thập thông tin cá nhân

Những ngày gần đây, mạng xã hội xuất hiện một tài khoản Facebook giả mạo, lan truyền thông tin về chương trình “Duyệt binh nhí mừng Quốc khánh” được cho là do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức. Tuy nhiên, VTV đã chính thức lên tiếng bác bỏ.

Giả mạo VTV tổ chức 'Duyệt binh nhí' nhằm thu thập thông tin cá nhân

Có thật nước ép bí đỏ giúp chữa ung thư?

Không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy nước ép bí đỏ có thể tiêu diệt tế bào ung thư.

Có thật nước ép bí đỏ giúp chữa ung thư?

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo

Từ 1-7-2025, kẻ gian lợi dụng việc sắp xếp địa giới hành chính để lừa đảo công nghệ cao.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo

Bột nghệ có giúp giảm cân không?

Nhiều công thức giảm cân với bột nghệ lan truyền trên mạng, nhưng các tuyên bố này là sai sự thật.

Bột nghệ có giúp giảm cân không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar