01/04/2017 10:22 GMT+7

Tổng thống Hàn Quốc: từ đỉnh cao quyền lực đến trại giam

DANH ĐỨC
DANH ĐỨC

TTO - Không có “ưu tiên” gì cho nhân thân hay công trạng và điều này giải thích làm thế nào mà đường đường một tổng thống thuộc “con dòng cháu giống” lại có thể xộ khám như bất cứ một công dân nào khác.

Ngày 31-3-2017, bà Park Geun Hye (giữa) bị đưa về trung tâm giam giữ tại Seoul, Hàn Quốc - Ảnh: AP

Từ việc nữ tổng thống Park Geun Hye bị luận tội, phế truất và nay bị bắt giam, có thể chân thành chiêm nghiệm và tìm hiểu xem làm thế nào mà Hàn Quốc hết trào tổng thống này đến trào tổng thống khác lại có thể xử lý tham nhũng đến cấp cao nhất là tổng thống, thậm chí ngay khi còn đương nhiệm như trường hợp bà Park?

Với bản Hiến pháp năm 1987, nhà nước và nhân dân Hàn Quốc đã nhất trí “loại bỏ mọi hành vi xã hội sai trái và bất công” (Lời nói đầu).

Việc bản hiến pháp nêu trước tiên điều nhất trí này cho thấy ý muốn chấm dứt tập quán “cầm quyền là trên hết” bắt đầu từ thời tổng thống dân sự tiên khởi Lý Thừa Vãn bị lật đổ năm 1960, rồi sau đó được các tướng lĩnh kế nhiệm gia tăng cường độ!

Hiến pháp đầu tiên của Hàn Quốc được ban hành từ năm 1948, đến năm 1987 đã qua 9 lần sửa đổi theo “ý muốn” của từng cánh lãnh đạo trong từng giai đoạn cầm quyền. 30 năm qua, bản hiến pháp đã không còn bị sửa đổi.

Tính bền vững của bản hiến pháp sau cùng này thể hiện một sự đồng thuận giữa nhà cầm quyền và dân chúng, mà thỏa thuận lớn nhất chính là đồng ý đặt mình trong khuôn khổ một cơ chế kiểm soát và cân đối quyền lực.

Theo đó, không một chính phủ nào có thể có thế lực bao trùm lên tất cả.

Để triệt tiêu tập quán “cầm quyền là trên hết”, Hiến pháp 1987 tuyên cáo: “Tất cả viên chức nhà nước đều là công bộc của toàn dân và phải chịu trách nhiệm với nhân dân” (điều 7, khoản 1).

Để điều khoản này luôn có giá trị, điều 11, khoản 2 nêu rõ: “Việc trao thưởng huân chương, huy chương chỉ có hiệu lực với người được thưởng và không đặc quyền, đặc lợi nào được nảy sinh ra từ các tưởng thưởng đó”.

Nói cách khác, không có “ưu tiên” gì cho nhân thân hay công trạng và điều này giải thích làm thế nào mà đường đường một tổng thống thuộc “con dòng cháu giống” lại có thể xộ khám như bất cứ một công dân nào khác.

Có thể thấy những thiết định “kiểm tra và cân bằng quyền lực” mà Hiến pháp Hàn Quốc đặt ra nay đã đi vào thực tế, từ việc Quốc hội nước này luận tội tổng thống vào tháng 12 năm ngoái đến những công việc thường trực khác, như việc phê duyệt dự thảo ngân sách dự chi mà chính phủ phải đệ trình trước 90 ngày, chứ không chỉ đóng dấu “hậu chi”.

Thậm chí nhà nước có định phát hành trái phiếu hay đàm phán vay nợ gì bên ngoài khuôn khổ ngân sách đã được chuẩn chi cũng phải “xin phép” quốc hội trước tiên (điều 58).

Bản hiến pháp đó đã và đang tồn tại, được vận dụng trơn tru, đúng với tinh thần “cộng hòa”. Đó chính là một bước tiến tới trưởng thành của một xã hội đã trải qua hết trào độc tài dân sự đến quân sự từ khi lập quốc vào năm 1948 tới nay.

Có thể tham nhũng vẫn còn làm mờ mắt các lãnh đạo song không thể “cứ như rươi” được. Bởi thế Hàn Quốc vẫn được xếp là nước “sạch” thứ 52/176 trong bảng xếp hạng cảm nhận tham nhũng (PCI) 2016.

Các cựu tổng thống vướng vòng lao lý

Hai cựu tổng thống Hàn Quốc là ông Chun Doo Hwan và ông Roh Tae Woo, đều là các cựu tướng lĩnh quân đội, bị bắt giam vào năm 1995 với các cáo buộc mỗi người nhận hối lộ lên tới hàng trăm triệu USD.

Hai cựu tổng thống bị buộc tội xúi giục và kích động trong cuộc đảo chính quân sự năm 1979. Cuộc đảo chính đó đã đưa ông Chun lên nắm quyền lực hơn tám năm, sau khi tổng thống Park Chung Hee qua đời.

Hai ông này cũng bị buộc tội vì đã tham gia trong cuộc thảm sát những người biểu tình chống chính phủ tại thành phố tây nam Gwangju.

Ông Roh được bầu làm tổng thống năm 1987, sau khi chính phủ của ông Chun chịu nhượng bộ trước các cuộc biểu tình đòi dân chủ quy mô lớn và chấp nhận tổ chức bầu cử tự do, trực tiếp.

Ông Chun Doo Hwan từng bị kết án chung thân và ông Roh Tae Woo bị kết án 17 năm tù. Cả hai sau đó đều đã được ân xá và trả tự do vào tháng 12-1997.D.KIM THOA tổng hợp

Lãnh đạo Samsung như ngồi trên lửa

Một số lãnh đạo Tập đoàn Samsung đang hết sức lo lắng sau khi cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye bị bắt. Họ lo ngại vụ bắt giam cựu tổng thống có thể ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình xét xử phó chủ tịch Samsung Lee Jae Yong, người bị bắt hồi tháng 2-2017, Hãng thông tấn Yonhap cho biết.

Hai vụ, bà Park và ông Lee bị bắt, tuy hai mà một. Một bên bị bắt vì cáo buộc đưa hối lộ (ông Lee), bên còn lại bị bắt khẩn cấp vì cáo buộc tham nhũng và lạm dụng quyền lực (bà Park).

Cựu tổng thống bị buộc 13 tội danh, trong đó có chuyện thông đồng với bạn thân Choi Soon Sil gây sức ép moi tiền doanh nghiệp Hàn Quốc, mà Samsung là một trong số đó. Còn phó chủ tịch Samsung bị cáo buộc đã đút lót tiền cho hai bà trên, trực tiếp là bà Choi, để đổi lấy việc làm ăn thuận lợi.

Hiện tại, quá trình xét xử ông Lee vẫn do một tòa án cấp quận ở Seoul thụ lý và đã tiến tới phiên trù bị thứ 3.

Dư luận Hàn Quốc đã có những phản ứng trái chiều sau khi bà Park bị bắt, phần lớn hoan nghênh quyết định của tòa án, thể hiện nhiều nhất có lẽ là các đảng phái đối lập và đối thủ chính trị của cựu tổng thống.

Tất cả đều tranh thủ chỉ trích bà Park, đồng thời nhấn mạnh việc bà bị bắt giữ là đúng theo ý nguyện của người dân về một đất nước công bằng, là sự khởi đầu kỷ nguyên mới ở chính trường Hàn Quốc.

DANH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan Mỹ - Trung mở ra cơ hội đàm phán song phương cho các quốc gia nhưng chưa đủ thời gian để giải quyết toàn diện các xung đột thương mại đang tồn tại.

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Nga và Ukraine đang tiến gần hơn đến bàn đàm phán sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất nối lại cuộc đối thoại tại Istanbul.

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Ông Trump trở lại Trung Đông: Những toan tính phía sau bàn đàm phán

Chuyến công du Trung Đông tới đây của ông Trump không chỉ nhằm khẳng định vai trò trung tâm ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ, mà còn trở thành 'đòn bẩy' để Saudi Arabia, UAE và Qatar đạt được những thỏa thuận đắt giá với Washington.

Ông Trump trở lại Trung Đông: Những toan tính phía sau bàn đàm phán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar