19/11/2021 18:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tôi làm gì để 'rung chuông' tưởng niệm cùng Tuổi Trẻ Online?

NGUYỄN MINH ÚT
NGUYỄN MINH ÚT

TTO - Lễ tưởng niệm cho những người mất vì dịch bệnh tổ chức tại nhiều địa phương không ngoài mục đích nhắc nhở cộng đồng ý thức về ảnh hưởng quá lớn của COVID-19; bày tỏ niềm thương cảm với các nạn nhân không may qua đời trong đại dịch.

Tôi làm gì để rung chuông tưởng niệm cùng Tuổi Trẻ Online? - Ảnh 1.

Phật tử tham dự Đại lễ kỳ siêu tại Việt Nam Quốc tự cúi đầu trước vong linh người mất vì COVID-19 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Đồng thời chia sẻ, xoa dịu phần nào sự mất mát của người thân còn ở lại.

Đây là nét sinh hoạt văn hóa nhân văn được mọi người khắp mọi miền đất nước đồng tình ủng hộ, diễn ra lúc 20h ngày 19-11.

Ý nghĩa nhân văn cho Đại lễ cầu siêu là mỗi cá nhân hãy vì chính mạng sống bản thân mình, vì sự an bình của người thân, vì tương lai con cháu, và các tổ chức, doanh nghiệp, tôn giáo vì một xã hội văn minh hiện đại an toàn mà ra sức cùng nhà nước chung tay phòng chống dịch bằng mọi hành động có thể.

Xã hội hãy vì niềm thương cảm những người đã mất mà hành động phòng chống dịch một cách linh hoạt cho sự an toàn của những người đang sống, khi tưởng nhớ người đã mất tức là mình đã vì mình, vì người còn ở lại.

Ngoài ra, về mặt quản lý nhà nước, Đại lễ cầu siêu cho nạn nhân tử vong vì dịch COVID-19 còn có ý nghĩa thiết thực, nâng cao ý thức cá nhân tham gia vào cuộc sống mới ở trạng thái bình thường mới nhằm góp phần kéo giảm số ca mắc và số ca tử vong bằng những hành động tích cực linh hoạt.

Những đau thương mất mát người thân là không nhỏ, những di chứng do thương tật luôn kéo dài và hậu quả như thế nào, gánh nặng hiện tại và tương lai cho cá nhân, gia đình và tổn thất của xã hội là không thể lường trước được và trước mắt, để khắc phục phải chi hàng ngàn tỉ đồng là chuyện phải tính tới.

Tôi phải làm gì để cùng Tuổi Trẻ Online rung chuông tưởng niệm cho nạn nhân tử vong vì đại dịch COVID-19?

Trong đợt dịch bùng phát trở lại lần thứ tư này tôi cũng có những người cháu thân thương ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An phải chiến đấu từng giờ, từng phút cùng với sự tận tình chữa trị của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế, các lực lượng quân đội, công an để giành lại sự sống.

Tôi cũng có những người cháu ở chợ Phạm Thế Hiển, quận 8, TP.HCM đã không qua khỏi. Tuy nhiên, tôi biết rằng ở đâu đó cũng có những người thân có sự mất mát gấp nhiều lần hơn và dĩ nhiên sự đau thương cũng lớn hơn nhiều.

Cùng Tuổi Trẻ Online rung chuông tưởng niệm những nạn nhân tử vong vì dịch COVID-19 tối ngày 19-11, tôi sẽ làm những việc cụ thể sau đây:

Trước hết, cho dù dịch COVID-19 có diễn biến như thế nào, tôi cũng vẫn tin tưởng vào màu xanh hy vọng xuất hiện càng ngày càng nhiều của từng vùng, miền trên đất nước.

Tin tưởng, thực hiện nghiêm túc vào các giải pháp, biện pháp chống dịch của Chính phủ và các cơ quan nhà nước; cho dù phải thay đổi ngày một ngày hai vì những diễn biến phức tạp khó lường của dịch bệnh.

Theo dõi cập nhật tình hình dịch bệnh qua các cổng thông tin của các cơ quan nhà nước, báo, đài chính thống. Tuyệt đối bằng nhiều hành động dập tắt ngay các loại “tin giả” có mục đích chống phá, nói xấu, gây mất đoàn kết.

Quan trọng hơn hết là cho dù đã được tiêm 2 mũi vắc xin, tôi vẫn tuân thủ khẩu trang và khoảng cách tối thiểu có thể trong giao tiếp.

Là người tham gia tưởng niệm tại gia, tôi luôn tâm niệm một thông điệp cho chính mình, “thà bớt đi một lần ra khỏi nhà còn hơn gây ra dịch bệnh” , “lùi một bước ra đường để cộng đồng thoát được tai ương”.

Những thông điệp mang nhiều ý nghĩa được phát đi từ những đại lễ cầu siêu, trên mọi miền đất nước sẽ làm giảm đi phần nào những đau thương, mất mát của người thân.

Tôi sẽ xem đó như những động lực để cùng mọi người chung tay góp sức, biến thành sức mạnh để tiếp tục phòng chống đại dịch trong những ngày tới.

Mời bạn đọc gửi tiếng chuông tưởng niệm đồng bào mất vì COVID-19

TTO - Trên giao diện của Tuổi Trẻ Online hôm nay, bạn đọc có thể click (bấm chuột) vào một chỉ dấu để sẵn trên màn hình, để gửi những tiếng chuông tưởng nhớ đồng bào đã mất vì đại dịch COVID-19.

NGUYỄN MINH ÚT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đà Lạt định vị lại mình: Không chỉ là nơi để ngắm, mà là nơi để sống cùng

Đà Lạt là nơi duy nhất tại Việt Nam sở hữu cả 3 danh hiệu UNESCO. Khi tách thành 5 phường, nhiều kỳ vọng phát triển mới nhưng cũng có những lo ngại liệu thành phố di sản này có giữ được bản sắc văn hóa - sinh thái đặc trưng.

Đà Lạt định vị lại mình: Không chỉ là nơi để ngắm, mà là nơi để sống cùng

Hơn 1.000 tỉ đồng tu bổ, tôn tạo các công trình di tích tại TP.HCM

Trong 6 tháng đầu năm, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM triển khai hiệu quả các đề án phát triển ngành, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, thể dục thể thao, đẩy mạnh công tác quản lý trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

Hơn 1.000 tỉ đồng tu bổ, tôn tạo các công trình di tích tại TP.HCM

Xem những bức ảnh về xứ dừa Bến Tre tuyệt đẹp của chàng trai Nguyễn Khánh Vũ Khoa

Thông qua kể chuyện bằng hình ảnh, nhiếp ảnh gia Nguyễn Khánh Vũ Khoa đã khắc họa sống động hơi thở cuộc sống người dân xứ dừa qua bộ ảnh ‘Bến Tre - người và đất’.

Xem những bức ảnh về xứ dừa Bến Tre tuyệt đẹp của chàng trai Nguyễn Khánh Vũ Khoa

Văn nghệ sĩ phải ‘dắt tay người tốt trở lại văn học nghệ thuật’

Từ lâu văn học nghệ thuật đã thiếu những Đông Ki Sốt. Người tốt ngày một trở nên lẻ loi, xa vắng trong văn học nghệ thuật. Đến lúc các nhà văn cần phải dắt tay đưa người tốt trở lại văn học nghệ thuật.

Văn nghệ sĩ phải ‘dắt tay người tốt trở lại văn học nghệ thuật’

Tú Sương, Võ Minh Lâm, đôi tình nhân nhiều nước mắt trong Khát vọng vương quyền

Khát vọng vương quyền được Sân khấu Chí Linh - Vân Hà quay hình và tải lên mạng xã hội để phục vụ khán giả yêu cải lương. Tú Sương và Võ Minh Lâm tiếp tục là đôi tình nhân nhiều trắc trở.

Tú Sương, Võ Minh Lâm, đôi tình nhân nhiều nước mắt trong Khát vọng vương quyền

Bác sĩ tai mũi họng Bệnh viện TP Thủ Đức đoạt giải nhất ảnh ẩm thực thế giới với 'Bánh hỏi'

Đằng sau những giờ chẩn đoán, phẫu thuật cho người bệnh tai - mũi - họng, bác sĩ Đặng Hoài Anh (37 tuổi) còn là một nhiếp ảnh gia với những chuyến độc hành tìm kiếm chính mình qua khung ảnh.

Bác sĩ tai mũi họng Bệnh viện TP Thủ Đức đoạt giải nhất ảnh ẩm thực thế giới với 'Bánh hỏi'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar