01/01/2021 06:08 GMT+7

Tin vui năm mới: WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng khẩn cấp là vắc xin Comirnaty COVID-19 mRNA sản xuất chung bởi hãng Pfizer/BioNTech.

Tin vui năm mới: WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên - Ảnh 1.

Cụ ông tên Alain, 92 tuổi, được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech khi Pháp bắt đầu tiêm vắc xin ở Dijon, Pháp hôm 27-12 - Ảnh: REUTERS

Ngày 1-1-2021, mở màn cho một năm mới với nhiều kỳ vọng sẽ đẩy lùi được đại dịch COVID-19, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo trên Twitter: "Vắc xin ngừa COVID-19 của hãng Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức) đã trở thành vắc xin đầu tiên nhận được sự phê duyệt để sử dụng khẩn cấp kể từ lúc dịch bùng phát".

Theo Hãng tin AFP, việc WHO đưa vắc xin Comirnaty COVID-19 mRNA vào sử dụng khẩn cấp sẽ mở đường cho các quốc gia trên khắp thế giới nhanh chóng đồng ý nhập khẩu và phân phối vắc xin này.

Anh đã tổ chức tiêm chủng vắc xin được phát triển chung bởi hãng Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức) ngày 8-12-2020. Sau đó Mỹ, Canada và nhiều nước châu Âu nối gót. Mỹ còn phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc xin thứ hai của hãng Moderna.

"Động thái của WHO là một bước rất tích cực hướng đến đảm bảo toàn cầu được tiếp cận vắc xin ngừa COVID-19" - bà Mariangela Simao, một quan chức WHO phụ trách mảng tiếp cận thuốc men và các sản phẩm y tế, đánh giá.

Tuy nhiên, bà Mariangela Simao cũng muốn nhấn mạnh "cần có một nỗ lực toàn cầu lớn hơn để có đủ nguồn cung vắc xin nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhóm người ưu tiên khắp mọi nơi".

WHO cho biết việc đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp mở đường để các nước tán thành nhập khẩu và phân phối vắc xin. Động thái này cũng cho phép Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) - vốn giữ vai trò hậu cần quan trọng trong việc phân phối vắc xin ngừa COVID-19 - và tổ chức y tế phụ trách khu vực châu Mỹ PAHO sản xuất vắc xin cho các nước nào cần.

WHO đã triệu tập các chuyên gia của họ và khắp thế giới để xem xét lại dữ liệu về "sự an toàn, hiệu quả và chất lượng" của vắc xin hãng Pfizer/BioNTech, đánh giá các lợi ích và rủi ro.

"Hoạt động đánh giá cho thấy vắc xin này đáp ứng các tiêu chuẩn phải có về sự an toàn và hiệu quả được đặt ra bởi WHO. Đồng thời những lợi ích của việc sử dụng vắc xin này để giải quyết đại dịch COVID-19 bù lại được các rủi ro tiềm ẩn"

Vắc xin COVID-19 mới được phê duyệt khác hai loại trước ra sao?

TTO - Ngày 30-12, Anh cấp phê duyệt cho vắc xin phòng COVID-19 của Hãng AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) và sẽ cho tiêm chủng rộng rãi từ ngày 4-1-2021. Vắc xin này khác gì hai loại đã được phê duyệt trước đó?

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Uống cà phê đen hoặc rất ít đường sẽ tốt cho sức khỏe

Một nghiên cứu mới cho thấy những người uống cà phê có xu hướng sống thọ hơn, nhưng chỉ khi họ tuân theo một cách cụ thể.

Uống cà phê đen hoặc rất ít đường sẽ tốt cho sức khỏe

WHO kêu gọi tăng 50% giá nước ngọt, rượu và thuốc lá

WHO kêu gọi tăng 50% thuế với nước ngọt, rượu, thuốc lá trong 10 năm tới để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

WHO kêu gọi tăng 50% giá nước ngọt, rượu và thuốc lá

Sau 3 ngày ăn tiết canh heo, thanh niên 30 tuổi nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đang điều trị cho một bệnh nhân nam 30 tuổi (trú tại Hải Phòng) trong tình trạng nguy kịch, nghi do nhiễm khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.

Sau 3 ngày ăn tiết canh heo, thanh niên 30 tuổi nguy kịch

Ngủ trưa bao lâu sẽ tốt cho sức khỏe?

Một nghiên cứu cho thấy ngủ trưa không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngủ trưa bao lâu sẽ tốt cho sức khỏe?

Từ 1-7: Đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

Từ ngày 1-7, người dân đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí thuộc phạm vi quyền lợi được hưởng.

Từ 1-7: Đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như châu Âu

Bộ Y tế vừa ban hành dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định số 15, nhằm khắc phục những lỗ hổng quản lý về an toàn thực phẩm. Theo đó, Bộ Y tế đề xuất siết chặt từ quản lý hồ sơ công bố các sản phẩm, tương tự một số nước châu Âu.

Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như châu Âu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar