25/07/2023 19:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tìm thấy gia vị cà ri Ấn 2.000 năm tuổi tại di chỉ Óc Eo, Việt Nam

Các nhà nghiên cứu quốc tế đã tìm thấy gia vị chế biến món cà ri lâu đời nhất của Ấn Độ tại di chỉ khảo cổ Óc Eo thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam.

Thiết bị chuẩn bị thức ăn cổ đại được báo cáo trong nghiên cứu này. A đến D và G là ấm mài có chân. E và F là mảnh vỡ của chúng. H, I và L gồm chày cối. J: miếng vữa hoàn chỉnh. K: mảnh vữa - Ảnh chụp lại từ di chỉ Óc Eo

Thiết bị chuẩn bị thức ăn cổ đại được báo cáo trong nghiên cứu này. A đến D và G là ấm mài có chân. E và F là mảnh vỡ của chúng. H, I và L gồm chày cối. J: miếng vữa hoàn chỉnh. K: mảnh vữa - Ảnh chụp lại từ di chỉ Óc Eo

Theo Science Times ngày 24-7, tại quần thể khảo cổ học Óc Eo ở Đồng bằng sông Cửu Long, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam đã phát hiện các hạt tinh bột từ gia vị thực vật còn dính trên 40 dụng cụ xay và giã.

Dựa trên những mẩu than và gỗ thu được, các nhà khoa học đã phân tích và xác định những công cụ này có từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 8, tức khoảng 2.000 năm trước.

Các loại gia vị dính trên những công cụ này cũng được xác định là nghệ, gừng, riềng, đinh hương, nhục đậu khấu, quế…

Những gia vị trên là nguyên liệu không thể thiếu trong cách chế biến món cà ri Ấn Độ ngày nay. Trong đó một số gia vị không trồng ở Việt Nam giai đoạn kể trên mà chỉ có ở Nam Ấn.

Các nhà khoa học cho biết ban đầu họ cố gắng tìm hiểu chức năng của một bộ công cụ mài bằng đá gọi là “pesani”, có khả năng được sử dụng để nghiền bột gia vị ở vương quốc Phù Nam cổ đại. Thật bất ngờ, thứ họ phát hiện ra đầu tiên lại là cà ri Ấn Độ, mặt hàng thương mại toàn cầu có giá trị trong nhiều thiên niên kỷ.

Cho đến nay, bằng chứng khảo cổ học đã chỉ ra cà ri có nguồn gốc từ Ấn Độ khoảng 4.000 năm trước.

“Ai đó tại một thời điểm nào đó đã vận chuyển các gia vị cà ri này qua Ấn Độ Dương hoặc Thái Bình Dương và cuối vùng đến vùng di chỉ Óc Eo”, các nhà nghiên cứu viết trong một thông cáo báo chí.

Các loại gia vị thực phẩm được đánh giá cao và được ưa chuộng từ thời cổ đại. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cầu nối giữa các nền văn hóa khác nhau.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances.

Óc Eo ở hạ lưu sông Mekong, đầu nguồn của Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Sau chiến dịch khai quật đầu tiên do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret tiến hành vào những năm 1940, Óc Eo được công nhận là một trung tâm thương mại lớn.

Tại di chỉ Óc Eo, các nhà khoa học cũng tìm thấy một bộ dụng cụ để chuẩn bị thức ăn, gồm các phiến đá và cối xay có chân, cối và chày. Những đồ vật này tương đương với những dụng cụ tương tự được tìm thấy ở các di tích lịch sử sơ khai Ấn Độ.

Chúng xuất hiện trong bối cảnh tiếp xúc văn hóa sơ khai giữa tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Nam Á.

Sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo trong vương quốc Phù Nam

TTO - Những phát hiện khảo cổ học mới đây, trong đó có 2 di vật được công nhận bảo vật quốc gia, đã làm sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo thuộc vương quốc Phù Nam từng phát triển rực rỡ trước khi bị hủy diệt vào thế kỷ 7.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học tuyên bố đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải mã ngôn ngữ của cá heo, với tiềm năng gợi mở cách thức liên lạc với trí tuệ ngoài Trái đất.

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar