24/05/2025 11:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

sinh tồn - Ảnh 1.

Sống chậm, ẩn dật và tiêu hao ít năng lượng giúp loài lười tránh được sự chú ý của kẻ săn mồi, kể cả con người - Ảnh: Nature Award

Một nghiên cứu vừa công bố trên Science hé lộ: Chính nhờ nhịp sống chậm và lối sống ẩn dật trên cây, loài lười đã vượt qua nhiều biến cố tuyệt chủng trong quá khứ, điều mà những "người anh em" to lớn của chúng không thể làm được.

Cách đây hàng triệu năm, họ hàng nhà lười từng là một trong những nhóm động vật đa dạng nhất châu Mỹ, với đủ kích cỡ và lối sống: sống dưới đất, trong hang, dưới nước, thậm chí có loài to như con voi. Những bộ xương hóa thạch của lười đất khổng lồ Megatherium, cao hơn cả người trưởng thành, vẫn còn được trưng bày tại các bảo tàng ngày nay.

Tuy nhiên khoảng 15.000 năm trước, phần lớn các loài lười lớn tuyệt chủng. Các nhà khoa học từ lâu tranh luận về nguyên nhân: khí hậu thay đổi, môi trường biến động hay làn sóng săn bắt của con người thời tiền sử.

Nghiên cứu mới nhất của nhóm khoa học quốc tế do tiến sĩ Alberto Boscaini (Đại học Buenos Aires, Argentina) dẫn đầu đã mang đến cái nhìn rõ hơn. Bằng cách phân tích dữ liệu di truyền và kích thước cơ thể trong cây tiến hóa của loài lười, nhóm nghiên cứu phát hiện: lười đã nhiều lần điều chỉnh kích thước để thích nghi khí hậu, nhưng chỉ khi con người xuất hiện và bắt đầu săn bắn, số lượng lười mới sụt giảm nghiêm trọng.

Sự suy giảm đột ngột và mạnh mẽ của loài này lại trùng khớp với thời điểm con người bắt đầu lan rộng khắp châu Mỹ, thời kỳ mà các thợ săn săn lùng những động vật to lớn làm thức ăn. Những loài lười sống dưới đất và có kích thước lớn rõ ràng trở thành con mồi dễ dàng.

Trong khi đó, các loài lười nhỏ hơn và sống trên cây lại gần như không bị chú ý, và đó là lý do chúng vẫn tồn tại đến ngày nay.

Ngày nay, loài lười được biết đến với chuyển động chậm, trao đổi chất thấp, ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày và hầu như không rời khỏi cây. Nhưng chính "điểm yếu" ấy lại trở thành vũ khí sinh tồn hữu hiệu. Sống chậm, ẩn dật và tiêu hao ít năng lượng giúp chúng tránh được sự chú ý của kẻ săn mồi, kể cả con người.

"Chúng cực kỳ chậm chạp vì trao đổi chất thấp, đó là chiến lược sinh tồn của loài lười", tiến sĩ Boscaini nói.

"Chúng ta có thể bảo vệ những gì còn sống, nhưng đáng buồn là những nhánh tiến hóa đã tuyệt chủng thì không thể lấy lại được nữa", tiến sĩ Daniel Casali, đồng tác giả từ Đại học São Paulo (Brazil), chia sẻ.

Ngày nay, chỉ có sáu loài lười còn tồn tại trên Trái đất, phân bố rải rác trong các khu rừng nhiệt đới Nam và Trung Mỹ.

"Một số loài lười vẫn tồn tại, nhưng nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Thông điệp rõ ràng là: phải hành động ngay hôm nay để tránh một sự tuyệt chủng toàn diện, giống như điều đã từng xảy ra" tiến sĩ Boscaini cảnh báo.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vào 'lò luyện' robot đi thi quốc tế

Giành ngôi vô địch vòng quốc gia robocon Việt Nam vào giữa tháng 6-2025, các sinh viên đội LH-UDS từ Trường ĐH Lạc Hồng đang chuẩn bị hướng đến vòng chung kết sắp tới.

Vào 'lò luyện' robot đi thi quốc tế

Vệt sáng trên bầu trời Đà Nẵng, Quảng Ngãi sáng nay là do Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thiên Châu 9

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vệt sáng xuất hiện trên bầu trời sáng nay là do Trung Quốc đã phóng thành công tàu chở hàng vũ trụ Thiên Châu 9 từ bãi phóng Văn Xương, tỉnh Hải Nam.

Vệt sáng trên bầu trời Đà Nẵng, Quảng Ngãi sáng nay là do Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thiên Châu 9

Đột phá da nhân tạo sinh học giúp trị bỏng nhanh, an toàn

Loại da nhân tạo này hoàn toàn được tạo ra từ chính tế bào của bệnh nhân, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, làm lành vết thương nhanh gấp đôi so với phương pháp hiện tại.

Đột phá da nhân tạo sinh học giúp trị bỏng nhanh, an toàn

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm

Một nghiên cứu mới cho thấy ông bà có tiếp xúc với hóa chất có thể ảnh hưởng đến cả đời cháu sau này chứ không chỉ là từ bố mẹ sang con.

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm

Đấu giá khối đá sao Hỏa lớn nhất rơi xuống Trái đất, có thể tới 4 triệu USD

Khối đá sao Hỏa nặng 25kg với sắc đỏ, nâu và xám đặc trưng chiếm gần 7% tổng lượng thiên thạch sao Hỏa đang được biết đến trên Trái đất.

Đấu giá khối đá sao Hỏa lớn nhất rơi xuống Trái đất, có thể tới 4 triệu USD

Tạo ra đường ăn từ CO₂, không cần mía hay củ cải đường

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển công nghệ sinh học chuyển hóa methanol, dẫn xuất từ CO₂, thành đường trắng.

Tạo ra đường ăn từ CO₂, không cần mía hay củ cải đường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar