30/07/2024 18:07 GMT+7

Tim của người phụ nữ 65 tuổi ghép cho bệnh nhân nam 43 tuổi

Lần đầu tiên Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công ca ghép tim từ một phụ nữ 65 tuổi cho một bệnh nhân nam 43 tuổi.

Bệnh nhân 43 tuổi được ghép tim đã dần hồi phục sau ca ghép - Ảnh: THƯỢNG HIỂN

Bệnh nhân 43 tuổi được ghép tim đã dần hồi phục sau ca ghép - Ảnh: THƯỢNG HIỂN

Ngày 30-7, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết một bệnh nhân nam 43 tuổi vừa được cứu sống nhờ ghép tim của một phụ nữ 65 tuổi. Đây cũng là ca ghép tim thành công thứ 12 và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 11 được thực hiện thành công tại bệnh viện.

Thêm một ca ghép tim xuyên Việt 'kỷ lục', cứu sống bệnh nhân 43 tuổi

Thêm một ca ghép tim xuyên Việt "kỷ lục"

Theo đó vào ngày 17-7, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia báo cho Bệnh viện Trung ương Huế về việc có người hiến tạng chết não tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).

Bệnh viện đã cử ba bác sĩ ra phối hợp cùng Bệnh viện Việt Đức, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia để nhận tạng.

Người hiến tạng là một bệnh nhân nữ 65 tuổi. Đây là ca hiến tạng lớn tuổi và nhẹ cân nên việc lựa chọn bệnh nhân nhận tim sẽ khó khăn do có nhiều nguy cơ tử vong cao khi ghép.

Các bệnh nhân được ưu tiên ghép tim là trường hợp ghép cấp cứu hoặc các bệnh nhân suy tim nặng giai đoạn cuối, bệnh nhân đồng ý nhận tim từ người hiến lớn tuổi.

Qua rà soát, bệnh nhân P.T.T. (43 tuổi, quê Quảng Nam, đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế) là phù hợp nhất.

Bệnh nhân T. suy tim rất nặng, đáp ứng kém với điều trị nội khoa, chức năng tim rất thấp, tiên lượng tử vong rất cao. Sau khi giải thích về các nguy cơ khi ghép từ người hiến lớn tuổi, bệnh nhân và gia đình đồng ý nhận tim.

Tuy nhiên bệnh nhân T. từng được phẫu thuật thay van động mạch chủ cách đây 9 năm nên trong quá trình ghép tim, cần phải gỡ dính toàn bộ tim và các mạch máu lớn, nguy cơ chảy máu cao.

Các bác sĩ phải tính toán đến từng giây để đảm bảo thời gian nhận tim, phẫu thuật ghép phải là ngắn nhất để tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân.

Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế lên xe chuyên dụng chờ sẵn ở sân bay để đưa quả tim về ghép cho bệnh nhân ở Huế - Ảnh: THƯỢNG HIỂN

Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế lên xe chuyên dụng chờ sẵn ở sân bay để đưa quả tim về ghép cho bệnh nhân ở Huế - Ảnh: THƯỢNG HIỂN

Sau khi nhận tim từ người hiến ở Hà Nội, các bác sĩ đưa trái tim lên máy bay và tức tốc về Huế.

Ở Huế, bệnh nhân T. cũng được đưa vào phòng mổ từ trước và sẵn sàng phẫu thuật.

Trái tim vừa xuống sân bay Phú Bài (Huế) liền được đưa lên một xe cấp cứu chờ sẵn ở sân bay. Một đội cảnh sát giao thông chờ sẵn ở sân bay với xe chuyên dụng, bật còi ưu tiên để hộ tống trái tim chạy thẳng vào khu vực mổ của bệnh viện.

Sau 4 giờ 52 phút kể từ thời điểm nhận tim và vận chuyển về Bệnh viện Trung ương Huế, "trái tim Hà Nội" đã đập lại khỏe mạnh trong lồng ngực của người bệnh lúc 23h01 ngày 18-7.

Ca ghép tim chưa từng có tiền lệ

GS.TS Phạm Như Hiệp, giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết việc nhận tạng tim từ người hiến lớn tuổi (>55 tuổi) đòi hỏi thời gian thiếu máu lạnh càng thấp càng tốt (<4 giờ). Vì vậy, cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa các kíp làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo yêu cầu về thời gian thiếu máu lạnh.

"Chúng tôi tính toán thời gian lấy tim và vận chuyển về Huế phải ngắn nhất có thể. Song song với đó, thời gian chuẩn bị bệnh nhân nhận tim cũng phải hợp lý nhất vì phải gỡ dính toàn bộ giải phẫu tim trên bệnh nhân suy tim rất nặng, cần sự hỗ trợ của hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể để ổn định huyết động và tối ưu tưới máu các tạng khác", ông Hiệp nói.

Đây cũng là ca ghép tim đầu tiên của bệnh viện từ người hiến là nữ trên 65 tuổi cho bệnh nhân nam 43 tuổi.

Các bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế chạy đua với thời gian để ghép tim, cứu sống bệnh nhân nam 43 tuổi - Ảnh: THƯỢNG HIỂN

Các bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế chạy đua với thời gian để ghép tim, cứu sống bệnh nhân nam 43 tuổi - Ảnh: THƯỢNG HIỂN

Dù ca ghép tim thành công nhưng việc cai tuần hoàn ngoài cơ thể cho bệnh nhân được ghép rất khó khăn, cần đến sự hỗ trợ của thiết bị y tế hiện đại.

Sau 6 ngày chăm sóc đặc biệt và hồi sức tích cực, bệnh nhân được giảm dần các thuốc trợ tim vận mạch, ngưng thở máy, cai ECMO, các thông số huyết động sinh hóa ổn định, chức năng tim tốt.

"Xin tri ân tấm lòng cao cả của gia đình người hiến tạng đã vượt qua nỗi đau, mất mát để gieo sự sống, hạnh phúc cho người bệnh T.. Chúng tôi cũng xin cảm ơn các đơn vị đã hỗ trợ, giúp sức vận chuyển trái tim một cách an toàn và nhanh nhất để cứu sống người bệnh", ông Hiệp nói.

Đến nay, Bệnh viện Trung ương Huế đã tiến hành ghép thường quy trên 2.000 ca ghép mô, tạng, tế bào gốc cho bệnh nhân khắp mọi miền đất nước, góp phần hồi sinh nhiều cuộc đời đang ở lằn ranh sinh tử.

Người đàn ông được ghép tim ngày 30 Tết đã hồi phục sức khỏe, được về nhà

Sau 4 tuần được ghép tim từ người hiến chết não vào chiều 30 Tết Giáp Thìn, ông N.V.M, (53 tuổi, Lạng Sơn) đã bình phục sức khỏe tốt và được trở về với gia đình. Trước đó, ông M. mắc bệnh suy tim, có thể đột tử bất cứ lúc nào.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hơn 3.000 phụ nữ TP.HCM sinh 2 con trước tuổi 35 sắp hưởng trợ cấp 3 triệu đồng

Hơn 3.000 phụ nữ tại TP.HCM sắp nhận được khoản trợ cấp 3 triệu đồng. Chính sách khuyến khích sinh con thứ hai này đang thu hút sự quan tâm lớn.

Hơn 3.000 phụ nữ TP.HCM sinh 2 con trước tuổi 35 sắp hưởng trợ cấp 3 triệu đồng

TP.HCM: 83% mẫu giải trình tự gene ca COVID-19 là biến chủng NB.1.8.1

Kết quả giải trình tự gene của một số bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM có 83% mẫu là biến chủng NB.1.8.1 đang lưu hành tại nhiều nước.

TP.HCM: 83% mẫu giải trình tự gene ca COVID-19 là biến chủng NB.1.8.1

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Ngày 24-5, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế tiếp tục có quyết định thu hồi sản phẩm liên quan đến công ty nhà Đoàn Di Băng phân phối. Cục cũng yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty EBC Group và Công ty VB Group.

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Một vụ việc gây chấn động y học châu Âu khi tinh trùng của một người hiến mang đột biến gene hiếm gây ung thư đã được dùng để thụ thai ít nhất 67 trẻ em tại 8 quốc gia, trong đó 10 bé đã mắc bệnh.

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Trước những vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, chúng tôi không khỏi suy nghĩ khi nhớ lại những câu chuyện dưới đây.

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar