24/07/2025 12:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thực hư tin đồn về luật mới 'yêu nhau 5 năm là tự động kết hôn' ở Mỹ

Mạng xã hội đang rộ lên thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một đạo luật mới: tự động xác nhận kết hôn với các cặp đôi yêu nhau từ 5 năm trở lên. Tuy nhiên thông tin này là sai sự thật.

tự động kết hôn - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: GETTY IMAGES

Gần đây mạng xã hội đang lan truyền thông tin rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một đạo luật mới có hiệu lực từ ngày 1-8-2025, theo đó những cặp đôi có mối quan hệ tình cảm kéo dài từ 5 năm trở lên sẽ tự động được pháp luật công nhận là đã kết hôn.

Nguồn gốc của tin đồn dường như bắt đầu từ một video TikTok ngày 5-7 của người dùng @goldmiind18, người thường xuyên chia sẻ các video tin tức "giật gân" về ông Trump.

tự động kết hôn - Ảnh 2.

Người dùng TikTok @goldmiind18 từng đăng tải nhiều tin tức gây sốc về ông Trump - Ảnh: SNOPES

Trong video, người này tuyên bố "tin này tràn ngập trên CNN, YouTube, TikTok…" và rằng các cặp đôi sẽ nhận được giấy đăng ký kết hôn qua đường bưu điện.

Sau đó nhiều tài khoản khác tiếp tục phát tán thông tin này, thu hút hàng triệu lượt xem và hàng trăm ngàn tương tác, lan thông tin này sang nhiều nền tảng khác.

Tuy nhiên theo tổ chức kiểm chứng tin tức Snopes, các cơ quan truyền thông và cơ sở dữ liệu chính phủ Mỹ đã xác nhận đây là tin giả, không hề có đạo luật nào được ký kết với nội dung như trên.

Snopes cũng không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào từ các hãng tin uy tín, website chính phủ hay tuyên bố chính thức nào của ông Trump có đề cập đến đề xuất luật tương tự trong hai tháng vừa qua.

Thực tế luật hôn nhân ở Mỹ chủ yếu do từng bang quy định, không thuộc thẩm quyền lập pháp liên bang.

Nếu có đạo luật liên bang nào mang tính đột phá như vậy được thông qua, truyền thông lớn và các cơ quan lập pháp, pháp lý đều sẽ đưa tin rộng rãi.

Tin đồn có thể xuất phát từ sự hiểu lầm về khái niệm “hôn nhân theo thông luật” (common law marriage), một hình thức được một số bang tại Mỹ công nhận.

Hôn nhân theo thông luật công nhận cặp đôi là vợ chồng mà không cần tổ chức lễ cưới hay đăng ký kết hôn, nhưng chỉ khi họ đáp ứng một số điều kiện cụ thể, ví dụ như sống chung và tự xưng là vợ chồng

Tuy nhiên hình thức này không mang tính bắt buộc hay tự động hóa rằng mọi người phải kết hôn.

Tính đến thời điểm hiện tại, không có bất kỳ thay đổi nào trong luật hôn nhân của Mỹ được đưa ra từ chính quyền ông Trump.

Do đó thông tin "Tổng thống Trump ký luật tự động công nhận cặp đôi yêu nhau 5 năm là vợ chồng" là tin giả. Không có bằng chứng pháp lý hay xác nhận chính thức nào cho thấy có đạo luật như vậy được ký kết hay đề xuất.

Ông Trump nói không chuyển tên lửa tầm xa cho Ukraine

Ông Trump khẳng định không định gửi tên lửa tầm xa cho Ukraine, trong khi Nhà Trắng cũng nhấn mạnh không có chuyện tổng thống Mỹ cổ xúy cho Kiev đánh sâu vào lòng Nga.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đừng tin chuyện gia vị chữa được ung thư

Công thức Ayurveda chữa ung thư lan truyền mạng xã hội, gây hiểu nhầm nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Đừng tin chuyện gia vị chữa được ung thư

Con người làm Trái đất nghiêng 80cm chỉ trong hai thập kỷ?

Có thật nước có sức mạnh đến mức việc bơm nước ngầm có thể làm thay đổi độ nghiêng và chuyển động quay của Trái đất?

Con người làm Trái đất nghiêng 80cm chỉ trong hai thập kỷ?

Cựu quan chức CIA bác bỏ cáo buộc ông Obama 'dựng chuyện' để chống ông Trump

Bà Susan Miller bác cáo buộc của Giám đốc Tình báo Tulsi Gabbard rằng chính quyền Obama “dựng chuyện” để chống ông Trump.

Cựu quan chức CIA bác bỏ cáo buộc ông Obama 'dựng chuyện' để chống ông Trump

TikTok không bị tái cấm tại Nepal như tin đồn

Mạng xã hội đang lan truyền một video bản tin cho biết Chính phủ Nepal ban hành lệnh cấm TikTok từ ngày 17-8-2025. Tuy nhiên qua kiểm chứng, đây là tin giả và video là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI).

TikTok không bị tái cấm tại Nepal như tin đồn

Lào bác tin xảy ra đụng độ ở biên giới Lào - Campuchia

Tối 26-7, Tân Hoa xã dẫn nguồn từ Quân đội nhân dân Lào khẳng định thông tin "lực lượng vũ trang Campuchia và lực lượng Lào đấu súng" là không đúng sự thật.

Lào bác tin xảy ra đụng độ ở biên giới Lào - Campuchia

Ảnh bà Theresa May, Ursula von der Leyen và Angela Merkel chụp cùng nhau thời niên thiếu là giả

Bức ảnh được cho là 3 bà Theresa May, Ursula von der Leyen và Angela Merkel chụp cùng nhau thời niên thiếu là giả.

Ảnh bà Theresa May, Ursula von der Leyen và Angela Merkel chụp cùng nhau thời niên thiếu là giả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar