19/03/2022 21:55 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 3-5 tuổi, mũi 4 cho người lớn

DƯƠNG LIỄU
DƯƠNG LIỄU

TTO - Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chủ động, quyết liệt thực hiện việc mua vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, đồng thời nghiên cứu tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4 cho người lớn, mũi 3 cho trẻ em và tiêm cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 3-5 tuổi, mũi 4 cho người lớn - Ảnh 1.

Hà Nội tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi - Ảnh: NAM TRẦN

Ngày 19-3, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiêm, mua và thúc đẩy sản xuất vắc xin trong nước.

Xét báo cáo của Bộ Y tế về tình hình và kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo việc nghiên cứu tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 4 cho người lớn, mũi 3 cho trẻ em và tiêm cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi; có kế hoạch mua và thúc đẩy sản xuất vắc xin trong nước, bảo đảm khoa học, an toàn và hiệu quả.

Trước đó, ngày 18-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo kiểm điểm việc mua vắc xin trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ đã có tới 3 lần trực tiếp chỉ đạo Bộ Y tế phải rà soát, kiểm tra, thanh tra nội bộ và kiểm điểm về việc để chậm trễ trong việc mua vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Cho đến nay, Bộ Y tế vẫn chưa mua được vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi để phục vụ tiêm chủng.

Tại báo cáo của Bộ Y tế về tình hình dịch và kết quả triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 được gửi tới Ban chỉ đạo COVID-19 ngày 15-3, bộ này cho hay đã tiếp nhận đủ số vắc xin mua từ nguồn ngân sách nhà nước.

Đối với việc tiếp cận và mua vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, Bộ Y tế không thông tin cụ thể mà chỉ nhấn mạnh sẽ "chủ động tiếp cận trước các nguồn vắc xin cho trẻ em dưới 12 tuổi (trước mắt là vắc xin Pfizer theo đa số quốc gia trên thế giới)".

Trong các báo cáo gửi tới Chính phủ, Bộ Y tế khẳng định các bên đã đạt được những thỏa thuận ban đầu, hoàn tất các nội dung hợp đồng, thủ tục mua sắm và thống nhất được với Pfizer để có thể ký hợp đồng.

Tuy vậy, bộ này cho hay do đang chờ thông tin từ nguồn vắc xin viện trợ của nước ngoài xác nhận cụ thể về loại vắc xin, số liều và thời gian viện trợ, nên vắc xin dành cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi có thể về Việt Nam muộn hơn dự kiến.

Trong trường hợp đến ngày 15-3 đối tác viện trợ chưa có phản hồi cụ thể, Bộ Y tế sẽ triển khai các bước trong việc mua, nhập khẩu vắc xin của Pfizer. Bộ Y tế cũng khẳng định sẽ nỗ lực để có thể đưa vắc xin về Việt Nam sớm nhất.

Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cho biết đến nay cả nước đã tiêm hơn 201,4 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, đã có 47/63 tỉnh, thành phố đạt tỉ lệ bao phủ mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 trên 95%; 16/63 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ mũi 2 từ 90% đến dưới 95%.

Số vắc xin phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.061.722 liều.

Thủ tướng tiếp tục yêu cầu Bộ Y tế kiểm điểm việc chậm mua vắc xin trẻ em

TTO - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phải kiểm điểm việc chậm trễ mua vắc xin cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay trong tuần này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bị hai chiếc đũa dài đâm vào mũi phải trong một lần uống say

Hai chiếc đũa “ẩn náu” trong xoang hàm, đặt bệnh nhân trên bờ vực nguy hiểm. Cuộc phẫu thuật lấy dị vật bất ngờ này hé lộ những rủi ro khôn lường.

Bị hai chiếc đũa dài đâm vào mũi phải trong một lần uống say

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi

Từ 1-7, nếu không cập nhật căn cước công dân vào hồ sơ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội có thể bị từ chối giải quyết hồ sơ, ảnh hưởng quyền lợi.

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi

Dấu gai đen ở da: Không phải vệ sinh kém, cảnh báo sức khỏe xấu cần lưu ý

Nhiều người còn lầm tưởng dấu gai đen ở vùng cổ, nách, bẹn... là do da dơ, vệ sinh kém. Bác sĩ cho biết da gai đen có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe cần lưu ý, đặc biệt ở trẻ dậy thì.

Dấu gai đen ở da: Không phải vệ sinh kém, cảnh báo sức khỏe xấu cần lưu ý

Kem trộn 'trắng cấp tốc' bán rầm rộ trên mạng

"Da trắng nổi gân xanh","Trắng cấp tốc, siêu trắng", "Xài là trắng, trắng nhanh"…, đó là hàng loạt lời quảng cáo rao bán kem trộn trên khắp các mạng xã hội hiện nay.

Kem trộn 'trắng cấp tốc' bán rầm rộ trên mạng

Từ 1-7, hơn 500 bệnh mạn tính được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, ai cũng mừng

Sau thời gian người bệnh mạn tính 'than trời' về việc xếp hàng dài lấy đơn thuốc cũ, chính thức từ ngày 1-7, hơn 250 bệnh mạn tính điều trị ổn định sẽ được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, thay vì tối đa 30 ngày như trước đây.

Từ 1-7, hơn 500 bệnh mạn tính được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, ai cũng mừng

Thay đổi thói quen buổi tối thế nào để tăng thời gian tập thể dục?

Một nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa thời gian đi ngủ và mức độ hoạt động thể chất, chỉ ra những điều bạn có thể làm để tập thể dục nhiều hơn.

Thay đổi thói quen buổi tối thế nào để tăng thời gian tập thể dục?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar