16/03/2025 08:46 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng phòng sởi, không để thiếu vắc xin

Trước tình hình dịch bệnh sởi đang tiếp tục diễn biến phức tạp, một số địa phương vẫn ghi nhận số ca mắc cao, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện ngày 15-3 yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi.

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng phòng sởi, không để thiếu vắc xin - Ảnh 1.

Bệnh nhi mắc sởi tại Bệnh viện Nhi Hà Nội - Ảnh: D.LIỄU

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Y tế tập trung tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống sởi. Kết thúc chiến dịch chậm nhất trong ngày 31-3.

Bảo đảm đủ vắc xin phòng bệnh sởi, cấp phát kịp thời cho các địa phương để triển khai có hiệu quả Chương trình tiêm chủng mở rộng (không được để thiếu và chậm trễ như thời gian qua).

Chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức thực hiện nghiêm thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và sốt phát ban nghi sởi, theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đồng thời, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính bảo đảm bố trí đủ, kịp thời kinh phí cho chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi ngay trước ngày 18-3.

Đối với các chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ tướng đề nghị tiếp tục khẩn trương chỉ đạo đánh giá tình hình diễn biến bệnh sởi tại địa phương để có kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không để bùng phát dịch sởi trong thời gian tới.

Dứt khoát đảm bảo đủ nhân lực, kinh phí, vật tư, thiết bị, vắc xin để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, hoàn thành trong tháng 3.

Triển khai hiệu quả chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm bù, tiêm vét cho các đối tượng chưa tiêm và tiêm chưa đầy đủ vắc xin. Tổ chức các hình thức tiêm chủng phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù của mỗi địa bàn để nhanh chóng tiêm chủng cho các đối tượng.

Khẩn trương chỉ đạo chính quyền các cấp, các ban, ngành liên quan phối hợp, hỗ trợ ngành y tế tăng cường rà soát, quản lý đối tượng tiêm chủng đảm bảo bám sát với tình hình thực tế tại địa bàn; không bỏ sót đối tượng, nhất là tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, tinh thần là phải "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng".

Tăng cường thông tin, truyền thông, tuyên truyền vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế.

Chính phủ cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch… phối hợp triển khai, tuyên truyền tiêm chủng và phòng bệnh sởi.

Đồng thời, Chính phủ giao Phó thủ tướng Lê Thành Long trực tiếp theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện, xử lý vướng mắc theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Y tế theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện nội dung chỉ đạo, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.

Ca mắc sởi tăng, đã có 5 trẻ tử vong

Trước đó, chiều 15-3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống bệnh sởi.

Theo thống kê của Bộ Y tế từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong đó, số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Một số tỉnh, thành phố có số mắc cao nhưng bắt đầu chững lại và dần được kiểm soát như Bạc Liêu (1.167 ca), TP.HCM (3.321 ca), Bình Dương (2.085 ca), Đồng Nai (4.099 ca), Cà Mau (1.995 ca)…

Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần chủ động phòng chống bệnh, tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi có biểu hiện sốt cao, nghi mắc sởi.

Miền Nam dẫn đầu về ca mắc bệnh sởi: Một người mắc có thể lây cho 12-18 người

Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 40.000 trường hợp nghi mắc bệnh sởi, có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong đó, miền Nam có số ca nghi mắc sởi cao nhất cả nước với 57%.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar