19/03/2025 17:54 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ Y tế lập 6 đoàn kiểm tra tiêm vắc xin sởi

Mặc dù đã đủ vắc xin sởi, kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm được phê duyệt từ tháng 1, nhưng đến đầu tháng 3 các tỉnh mới bắt đầu tổ chức thực hiện. Thậm chí có tỉnh còn chưa tổ chức.

Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi chậm, Bộ Y tế lập 6 đoàn kiểm tra - Ảnh 1.

TP.HCM triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ - Ảnh: TIẾN QUỐC

Số ca mắc sởi tăng, nhiều địa phương tiêm vắc xin chậm

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận rải rác gần 39.000 ca nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 3.447 trường hợp dương tính với sởi tại 61 tỉnh, thành phố; 5 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi. Số mắc tăng cao so với cùng kỳ năm 2024 (111 trường hợp).

Số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19%), miền Bắc (15%)…

Ngay sau khi có kết quả đánh giá nguy cơ từ các địa phương, Bộ Y tế đã ban hành các kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng. Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai chính thức bị kéo dài.

Điều này là do cần thời gian để thực hiện các thủ tục về tiếp nhận viện trợ, kiểm định chất lượng, phân bổ vắc xin. Các địa phương cần thời gian để rà soát, thống kê đối tượng trong tiêm chủng chiến dịch, tổ chức tập huấn trước khi chính thức triển khai.

Việc triển khai kế hoạch tại các tỉnh, thành phố còn chậm. Trong năm 2024, một số tỉnh như Kon Tum, Hậu Giang, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt kế hoạch và tổ chức triển khai còn muộn (vắc xin được phân bổ từ tháng 9 nhưng đến tháng 11, tháng 12 mới bắt đầu tổ chức tiêm).

Năm 2025, kế hoạch phê duyệt từ tháng 1, vắc xin được phân bổ ngay từ tuần 1, 2 của tháng 2, nhưng đến đầu tháng 3 các tỉnh, thành mới bắt đầu tổ chức chiến dịch tiêm. Đến nay còn tỉnh Kon Tum chưa tổ chức.

Ngoài ra, theo Bộ Y tế, các địa phương chưa chủ động được trong việc bảo đảm vắc xin và kinh phí tổ chức triển khai thực hiện.

Bộ Y tế đã chỉ đạo Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương phân bổ, vận chuyển vắc xin kịp thời tới các tỉnh, thành phố để triển khai tiêm bù, tiêm vét cho các đối tượng chưa tiêm đủ mũi và tiêm chủng chiến dịch, đảm bảo hoàn thành chậm nhất ngày 31-3.

Trong đó 500.000 liều của Chương trình tiêm chủng mở rộng đã chuyển đến các tỉnh, thành phố. Dự kiến sẽ chuyển tiếp 200.000 liều vắc xin viện trợ trong ngày 20-3 tới các viện khu vực và hoàn thành chuyển đến các tỉnh, thành phố trong ngày 21-3.

Bộ Y tế khẳng định đảm bảo bố trí đủ, kịp thời vắc xin phòng sởi tới các địa phương trên cơ sở đề xuất nhu cầu vắc xin của các đơn vị.

Lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch bệnh sởi

Ngày 19-3, Bộ Y tế ban hành quyết định thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi.

Cụ thể 4 đoàn sẽ kiểm tra, giám sát tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, Nam, Trung và Tây Nguyên có số ca mắc sốt phát ban nghi sởi tăng cao hoặc chậm triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi.

Đoàn số 5 sẽ kiểm tra, giám sát đột xuất tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc và khu vực Tây Nguyên. Đoàn số 6 sẽ thực hiện công việc này tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và miền Nam.

Đồng thời Bộ Y tế cũng có công văn hỏa tốc gửi các địa phương về việc đảm bảo kinh phí triển khai tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi.

Theo đó, đối với việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, địa phương chủ động ưu tiên bố trí kịp thời, phân bổ đầy đủ kinh phí từ ngân sách địa phương để tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi (bao gồm kinh phí rà soát đối tượng tiêm chủng, tổ chức buổi tiêm chủng...) theo quy định.

Các tỉnh tiếp tục bố trí đủ kinh phí để triển khai hoạt động của Chương trình tiêm chủng mở rộng, bao gồm tiêm vắc xin sởi (trừ các hoạt động đã được ngân sách trung ương bảo đảm).

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng phòng sởi, không để thiếu vắc xin

Trước tình hình dịch bệnh sởi đang tiếp tục diễn biến phức tạp, một số địa phương vẫn ghi nhận số ca mắc cao, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện ngày 15-3 yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar