13/09/2023 10:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thờ vua Quang Trung ở miếu làng Dạ Lê Chánh: Người dân không đồng tình

Người dân làng Dạ Lê Chánh (phường Thủy Vân, TP Huế) cho biết phần lớn dân làng không đồng tình việc tổ chức lễ giỗ, thờ phụng vua Quang Trung tại khu vực miếu Đôi của làng.

Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh (phường Thủy Vân, TP Huế) bất ngờ bị biến thành nơi thờ tự vua Quang Trung - Ảnh: NHẬT LINH

Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh (phường Thủy Vân, TP Huế) bất ngờ bị biến thành nơi thờ tự vua Quang Trung - Ảnh: NHẬT LINH

Dù chưa được sự đồng ý của chính quyền địa phương và sự đồng thuận của làng nhưng hiện nay khu miếu Đôi này đã bị biến thành nơi thờ phụng 2 vị vua triều Tây Sơn là Nguyễn Nhạc (Thái Đức) và Nguyễn Huệ (Quang Trung).

Miếu thờ Thần hoàng bất ngờ biến thành nơi thờ vua Quang Trung

Khu miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh (phường Thủy Vân, TP Huế) nằm cuối con đường nhỏ dẫn ra cánh đồng làng. Theo người dân địa phương, trước đây khu vực này cỏ dại giăng kín lối, rất hoang vu và ít người lui tới.

Hai ngôi miếu có kích thước khá tương đồng, phần mái được lợp ngói hoàng lưu ly có trang trí rồng phượng.

Ở giữa hai ngôi miếu đặt một bức phù điêu khắc chìm khuôn mặt của hai vị vua triều Tây Sơn là Thái Đức và Quang Trung. Bên trong 2 ngôi miếu cũng đã được đặt bài vị sơn son thếp vàng thờ tự hai vị vua này.

Anh Phan Tý, người dân sống ở gần khu miếu Đôi, nói rằng bức phù điêu và hai bài vị vừa thay mới cách đây hơn một tháng.

"Dân làng chỉ mới nghe thông tin từ một số nhà nghiên cứu ở Huế nói rằng miếu này thờ hai vị vua Tây Sơn, chứ trước giờ không ai hay biết ngôi miếu thờ ai", anh Tý nói.

Ông Nguyễn Công Đoàn, tổ trưởng tổ dân phố Dạ Lê, khẳng định việc biến ngôi miếu Đôi của làng thành nơi thờ tự hai vua Tây Sơn là việc làm tự phát của một nhóm nhà nghiên cứu thuộc Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế, chứ chưa được sự đồng thuận của người dân làng.

Theo ông Đoàn, trước đây ngôi miếu này được người dân thờ đức Thần hoàng của 25 họ tộc làng Dạ Lê Chánh. Những văn tự chữ Hán trong ngôi miếu Đôi cho thấy miếu được lập từ khoảng 400 năm về trước, đến thời vua Minh Mạng thì được cho tu sửa.

"Một số nhà nghiên cứu cho rằng ngôi miếu là nơi thờ hộp sọ của hai vị vua triều Tây Sơn vào năm 1885, sau biến cố thất thủ kinh đô là hoàn toàn không có căn cứ rõ ràng. Phần lớn người dân làng Dạ Lê Chánh chúng tôi không đồng tình, thậm chí có người lo sợ việc ngôi miếu bị biến trở thành nơi thờ tự hai vị vua trên", ông Đoàn nói.

Bức phù điêu đắp chìm hình ảnh vua Quang Trung và vua Thái Đức tại miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh - Ảnh: NHẬT LINH

Bức phù điêu đắp chìm hình ảnh vua Quang Trung và vua Thái Đức tại miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh - Ảnh: NHẬT LINH

Theo ông Đoàn, sau khi đại diện Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế thảo giấy mời tổ chức lễ giỗ, thắp hương cho vua Quang Trung tại ngôi miếu Đôi vào ngày 13-9 (nhằm 29-7 âm lịch) rồi đưa về làng, ông cùng nhiều người trong làng đã báo lên chính quyền địa phương.

Sẽ dời bức phù điêu cùng bài vị vua Quang Trung và Thái Đức

Sau khi thông tin Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế dựng phù điêu, chuẩn bị tổ chức lễ giỗ vua Quang Trung tại miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh được phản ánh, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản yêu cầu UBND TP Huế vào cuộc xác minh, làm rõ.

Bài vị thờ vua Quang Trung được một nhóm nhà nghiên cứu đưa vào bên trong miếu Đôi của làng Dạ Lê Chánh - Ảnh: NHẬT LINH

Bài vị thờ vua Quang Trung được một nhóm nhà nghiên cứu đưa vào bên trong miếu Đôi của làng Dạ Lê Chánh - Ảnh: NHẬT LINH

Theo đó, sở cho rằng việc tổ chức lễ giỗ vua Quang Trung tại đây là chưa có căn cứ xác thực, còn nhiều ý kiến trái chiều. Sở cũng yêu cầu địa phương có phương án xử lý vụ việc trên, tránh tạo dựng, phát sinh yếu tố mới không đúng quy định và gây bức xúc dư luận.

Ông Nguyễn Thành Trung - chủ tịch UBND phường Thủy Vân - cho biết phường đã làm việc với ban đại diện làng Dạ Lê Chánh về vấn đề trên.

Theo ông Trung, việc Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế dựng phù điêu, thay đổi bài vị trong hai ngôi miếu của làng Dạ Lê Chánh là tùy tiện, tự phát và chưa có sự thống nhất của người trong làng cũng như chính quyền.

Ông Trung cho biết phường sẽ có văn bản thông báo, đề nghị Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế dời bức phù điêu cũng như bài vị hai vua Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc ra bên ngoài khu miếu và trả lại nguyên trạng những đồ vật trước đây được thờ phụng tại nơi này.

Đề nghị dừng tổ chức lễ giỗ vua Quang Trung tại làng Dạ Lê Chánh

UBND phường Thủy Vân (TP Huế) vừa phát văn bản đề nghị Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế cùng người dân làng Dạ Lê Chánh dừng việc tổ chức lễ giỗ vua Quang Trung tại khu vực ngôi miếu của làng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar