12/05/2025 07:29 GMT+7

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

Bùi Hiền - Ảnh 1.

PGS.TS Bùi Hiền - Ảnh: CHINH PHƯƠNG

Thông tin từ gia đình cho biết PGS.TS Bùi Hiền mất lúc 15h15 ngày 11-5 tại nhà riêng ở TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, hưởng thọ 90 tuổi.

Lễ viếng sẽ được tổ chức vào 13h ngày 12-5, lễ truy điệu và đưa tang được tổ chức vào 6h30 ngày 13-5. Ông sẽ được an táng tại quê nhà Vĩnh Chân, Hạ Hòa, Phú Thọ.

Như vậy chỉ trong hai ngày giới ngôn ngữ học, văn chương chia tay ba phó giáo sư là ông Phạm Văn Tình, Trần Khánh Thành và Bùi Hiền.

PGS Bùi Hiền đóng góp cho giảng dạy tiếng Nga và quản lý giáo dục

PGS Bùi Hiền sinh năm 1935 ở xã Vĩnh Chân, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.

Ông có bằng tiến sĩ về tiếng Nga, cả cuộc đời cống hiến cho công tác giảng dạy tiếng Nga ở Trường đại học Sư phạm ngoại ngữ (nay là Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội), nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Nga và công tác quản lý giáo dục tại Trường đại học Sư phạm ngoại ngữ và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm 2017, ông được biết đến với đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ gây tranh cãi.

Năm 1953, ông được Nhà nước cử đi học tiếng Nga ở Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp, tháng 10-1955 ông trở về, được giao phụ trách ban tiếng Nga của Trường Ngoại ngữ mới thành lập ở Hà Nội.

Năm 1967, Trường đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội thành lập, ông Bùi Hiền được giao phụ trách khoa tiếng Nga của trường này.

Ông đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) ở Trường đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov với kết quả xuất sắc năm 1973.

Sau khi bảo vệ thành công luận án, ông trở về nước, tiếp tục công tác tại Trường đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội.

Năm 1974 ông Bùi Hiền được bổ nhiệm giữ chức vụ phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội.

Năm 1978 ông được điều chuyển về Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phụ trách ngoại ngữ trong cải cách giáo dục.

Sau đó, ông Hiền được bổ nhiệm làm phó viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. Ông giữ chức vụ này cho đến khi nghỉ hưu năm 1993.

"Nổi tiếng" với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Sau khi nghỉ hưu, ông Bùi Hiền dành nhiều thời gian cho nghiên cứu cải tiến cách viết chữ Quốc ngữ. Ông công bố "Đề xuất phương án cải tiến chữ Quốc ngữ" lần đầu tiên trên một tờ báo về giáo dục năm 1995.

Nhưng phải đến năm 2017, khi ông đưa ra đề xuất của mình trong một hội thảo và được truyền thông rộng rãi thì đề xuất của ông mới được biết đến nhiều, trở thành câu chuyện gây tranh cãi sôi nổi lúc bấy giờ mà hầu hết là phản đối đề xuất của ông.

Mặc dù ông Hiền nêu mục đích cải cách là để thống nhất và đơn giản hóa một phần về mặt chữ viết cho các văn bản; giúp người nước ngoài, người dân tộc thiểu số dễ tiếp cận với chữ viết tiếng Việt hơn, nhưng đề xuất vấp phải sự giận dữ lẫn chê cười của dư luận.

Tuy nhiên, ông Bùi Hiền vẫn kiên định với đề xuất của mình. Một số nhà ngôn ngữ học dù không đánh giá cao tính ứng dụng trong nghiên cứu của ông Bùi Hiền nhưng bày tỏ ủng hộ tinh thần tự do học thuật, nghiên cứu khoa học.

PGS-TS Bùi Hiền công bố phần 2 phương án cải tiến chữ tiếng Việt

TTO - Sớm hơn dự kiến khoảng 3 tháng, ngày 26-12, PGS-TS Bùi Hiền đã công bố phần hai của nghiên cứu đề xuất cải tiến chữ tiếng Việt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Quy tụ 69 tranh của chín nữ họa sĩ tài năng từ cả hai miền Nam - Bắc, triển lãm 'Phụ nữ vẽ phụ nữ' mang đến một không gian nghệ thuật đa chất liệu, đầy màu sắc và rung cảm khi những tâm hồn sáng tạo tự bạch về mình.

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar