26/06/2023 10:10 GMT+7

Đi tìm nơi chôn giấu 'hoa cái' của vua Quang Trung

Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế đã tiến hành nghiên cứu để làm rõ nghi vấn: ngôi Miếu Đôi của làng Dạ Lê Chánh (TP Huế) có phải là nơi chôn giấu "hoa cái" (tức hộp sọ) của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) và vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc).

Ngôi Miếu Đôi của làng Dạ Lê Chánh - Ảnh của Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế

Ngôi Miếu Đôi của làng Dạ Lê Chánh - Ảnh của Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế

Từ thư đề nghị của dân làng Dạ Lê Chánh (TP Huế), Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế đã tiến hành nghiên cứu để làm rõ nghi vấn nói trên. Kết quả nghiên cứu vừa được đưa ra tại tọa đàm ngày 24-6 ở làng Dạ Lê Chánh, thuộc phường Thủy Vân, TP Huế.

Sách sử triều Nguyễn chép rằng, sau khi giành lại vương quyền, vua Gia Long đã "tận pháp trừng trị" vua quan nhà Tây Sơn. Hài cốt của ba vị vua Quang Trung, Quang Toản và Thái Đức đã bị giã nát vứt đi, riêng hộp sọ của các vua thì đem giam vào ngục thất. 

Tù nhân và lính canh ngục gọi là "ba ông vò". Sau biến cố kinh đô Huế thất thủ (ngày 23-5 Ất Dậu 1885), "ba ông vò" biến mất. Theo sách Những khám phá về hoàng đế Quang Trung của tác giả Đỗ Bang, có hai ông tên Phan Công Hắc và Phan Công Vá đã lấy hộp sọ trong vò rồi mang về chôn ở khu vực gần Miếu Đôi của làng Thanh Thủy Chánh.

Làng Dạ Lê Chánh nằm sát cạnh làng Thanh Thủy Chánh cũng có một ngôi miếu gọi là Miếu Đôi. 

Trong thư của làng Dạ Lê Chánh gửi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân vào ngày 5-11-2022, dân làng cho biết: "Miếu Đôi thỉnh thoảng có tế lễ nhưng không biết thờ ai". 

Người lớn tuổi trong làng cho biết họ đã nghe ông cha kể lại rằng sau ngày kinh đô thất thủ, tù nhân đã mở cửa nhà ngục lấy hai cái vò đựng sọ dừa của Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ chạy về chôn ở một ụ đất ruộng cuối làng Dạ Lê Chánh. 

Về sau lũ lụt xóa mất dấu tích, dân làng đã dựng lên hai cái miếu thờ hai người khuất mặt. Nhưng vì sợ nhà Nguyễn biết nên đã giữ bí mật, vì vậy về sau không ai biết Miếu Đôi thờ ai.

Từ tư liệu của PGS.TS Đỗ Bang và lời kể của dân làng, cùng kết quả nghiên cứu thực địa và nhiều tài liệu liên quan khác, nhóm nghiên cứu do nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân chủ trì đã đi đến kết luận: Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh đã đáp ứng các đặc điểm cần và đủ để trả lời: niềm tin của dân làng rằng Miếu Đôi là nơi thờ hai vò xương sọ anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là đúng với sự thật lịch sử.

Tuy nhiên, ý kiến phản biện của các nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh, Trần Viết Điền, Nguyễn Thế, Trần Đình Hằng cho rằng cần phải thận trọng và tiếp tục nghiên cứu để có đủ chứng cứ xác định rõ ràng.

Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh cho biết không chỉ làng Dạ Lê Chánh mà nhiều làng khác lân cận ở vùng Huế cũng có Miếu Đôi để thờ các vị thần hay các vị có công lớn với làng. 

Theo ông Vinh, xem xét các lớp vật liệu xây dựng thì Miếu Đôi của làng Dạ Lê Chánh đã xây dựng từ thế kỷ 17 dưới thời chúa Nguyễn, là nơi thờ các vị phúc thần, nhưng do lũ lụt trôi hết, không còn dấu vết gì, nên đời sau không biết thờ ai. 

Có thể có chuyện đưa hai "ông vò" về vùng này, nhưng không phải Miếu Đôi này lập để thờ hai ông vua.

Chủ tịch nước: Áp dụng 5 bài học của vua Quang Trung để phát triển và bảo vệ Tổ quốc

TTO - Chủ tịch nước nhấn mạnh 5 bài học của vua Quang Trung không những quan trọng đối với sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ an ninh Tổ quốc mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về phát triển kinh tế - xã hội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar