01/12/2014 10:05 GMT+7

Khoảnh khắc cuộc sống: Thợ sửa giày miễn phí...

MINH PHƯỢNG
MINH PHƯỢNG

TT - Chiếc xe máy dừng xịch bên lề đường. Chàng trai vội vàng đứng dậy, bước ra thật nhanh, hỏi: “Hai em sửa giày hả?”.

Cô gái mở hé chiếc túi màu hồng trên tay: “Mấy đôi giày này nhờ anh sửa giúp”. Người thanh niên đón chiếc túi từ tay cô gái. Dợm bước đi, cô gái quay lại, dúi vào tay anh tờ tiền mệnh giá 50.000 đồng: “À, tụi em gửi anh tiền mua keo, chỉ...”. Như một phản xạ, anh xua tay liên tục, kiên quyết không nhận.

Lý Ngọc Bình là tên của chàng trai 30 tuổi, làm nghề sửa giày dép ấy: “Ba gốc Gia Lai. Mẹ gốc Bình Định. Ba tôi mất rồi. Mẹ tôi ở với em gái ngoài Nha Trang. Tôi vào Sài Gòn từ năm 23 tuổi...”. Với chất giọng Bình Định, anh vừa kể vừa nheo nheo đôi mắt theo hướng mũi kim.

Tiệm giày dưới mái hiên một căn nhà trên đường Huỳnh Văn Bánh (P.15, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) của anh chỉ vẻn vẹn: một chiếc tủ gỗ, trên đặt “mẫu” là mấy đôi giày cũ kỹ, bụi bặm, một môtơ gắn đá nhám để mài, vài ống lon cắm kim và vài cuộn chỉ may.

Đều đặn mỗi ngày anh mở tiệm từ 7g, kết thúc một ngày dưới mái hiên hắt nắng cũng là lúc đèn đường đã sáng. Chàng trai ấy vẫn quan niệm: “Vật chất không phải là thứ quan trọng nhất. Cuộc đời mình đâu sống mãi. Làm được gì người khác vui thì mình cũng vui”.

Có lẽ vì thế mà bỗng một ngày, một tấm giấy khổ A3 ép nhựa với dòng chữ to, rõ ràng dựng lên: “Nhận sửa giày dép miễn phí cho người bán vé số, xe ôm, xe ba gác, xích lô, người thu gom rác”. 

“Làm thế để họ biết mà ghé. Chứ mang đi nơi khác sửa tốn tiền, tội nghiệp”. Rồi anh kể thêm: “Có một người bán vé số ghé tiệm với đôi giày mòn vẹt, rách tươm, chỉ còn khoảng 30%. Họ không có nhiều tiền để mua một đôi giày mới. Ai cũng cần phải mang giày/dép. Người làm nghề bán vé số, người chạy ba gác, xích lô... lại càng cần có một đôi giày/dép chắc chắn để mưu sinh trên mọi nẻo đường”. Nghĩ vậy, anh cố gắng sửa đôi giày ấy thật chắc chắn, kỹ càng.

Với bộn bề lo toan, mỗi ngày từ hơn 100.000 đồng/ngày kiếm được, ngoài khoản tiền nhỏ gửi về lo cho em gái đến trường, anh còn dành để san sẻ với những người lao động nghèo xung quanh.

Một ngày, thêm một tấm bảng “miễn phí” nữa lại ra đời: “Nơi đây có phát mì chay miễn phí vào các ngày rằm, mùng một hằng tháng”.

Anh vui vẻ cho biết trong ngày đầu tiên, anh đã phát hết hơn 10 thùng mì chay. Dù mỗi phần chỉ gồm ba gói mì ít ỏi, nhưng người nhận vẫn thấu hiểu tấm lòng của chàng trai này.

MINH PHƯỢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Sát thủ thầm lặng' fentanyl - Kỳ 2: Thần chết fentanyl hoành hành ở Mỹ

Fentanyl bất hợp pháp bắt đầu gây đại dịch ngầm ở Mỹ từ năm 2013 và trở thành loại ma túy mới phê hơn vì mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' fentanyl - Kỳ 2: Thần chết fentanyl hoành hành ở Mỹ

Người chia sẻ cùng nỗi đau trái tim

Chương trình khám và điều trị miễn phí dị tật tim bẩm sinh cho trẻ em khó khăn do Liên chi hội Tim mạch nhi và tim bẩm sinh TP.HCM tổ chức.

Người chia sẻ cùng nỗi đau trái tim

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

Trước tình trạng diện tích đầm trồng sen hồ Tây (Hà Nội) dần bị thu hẹp trong suốt nhiều năm qua, UBND quận Tây Hồ (cũ) đã phối hợp với cơ quan chuyên môn và người dân cải tạo đất trồng thêm được 7,5ha giống sen quý Bách Diệp.

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar