29/03/2014 21:20 GMT+7

Thịt nướng lá móc mật của đồng bào dân tộc vùng cao

THẢO NGA
THẢO NGA

TTO - Từ xưa, đồng bào vùng cao ở Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn đã phát hiện lá móc mật có khả năng làm tăng vị ngọt và độ bùi của thịt heo, gà vịt… và sử dụng chúng chế biến thành những món ăn hấp dẫn, đặc trưng.

Phóng to
Thịt xiên nướng lá móc mật - Ảnh: Thảo Nga

Móc mật theo tiếng gọi của người Tày, Nùng là quả ngọt. Từ lá cho đến quả móc mật (còn gọi là mác mật) đều được sử dụng làm gia vị chế biến cho các món ăn thêm hương vị đậm đà. Mùa thu hoạch quả móc mật vào tháng 5, tháng 6 âm lịch hàng năm.

Cứ sau mỗi mùa quả, lá móc mật lại đơm chồi xanh tươi, người ta hái lá mang ra chợ bán. Lá móc mật vừa ngả màu xanh đậm có mùi vị thơm thơm, vị chua của các lá cóc non, hậu the the và nồng nhẹ tựa là cam, quýt, bưởi non.

Để làm món thịt nướng lá móc mật, người dân tộc vùng cao thường chọn lá móc mật có mầu bánh tẻ. Lá rửa sạch, lấy một ít đem giã nhỏ rồi vắt lấy nước. Thịt lợn mua loại nạc thăn, sau khi rửa sạch đem thái mỏng khoảng 3 - 4 cm, ướp mắm muối hạt tiêu, mì chính và trộn với nước của lá móc mật để khoảng 15 phút.

Lấy lá móc mật tươi gập đôi để cặp vào miếng thịt, dùng tăm tre nhọn hai đầu xiên mỗi xiên khoảng 4 - 6 miếng, sau đó mang nướng trên than hồng. Thịt nướng chín có màu vàng ươm, cháy cạnh cùng hương thơm lan tỏa, quyến rũ.

Vào những ngày lễ tết hay hội hè, người Mường ở Hòa Bình lại mổ lợn, chế biến thành những món ăn như luộc, món nướng, rựa mận, chả quấn lá móc mật, món lòng lợn... để ăn mừng. Khi làm lông lợn, bà con dân tộc Mường không dùng nước sôi mà thui rơm hoặc tranh lợp nhà có dính bồ hóng để giữ được nguyên hương vị tự nhiên của thịt.

Thịt khi đó không bị nhạt và da lợn có màu vàng như màu mật ong.

Phóng to
Cây móc mật hay còn gọi là mác mật - Ảnh: ttvnol.com

Để làm món thịt lợn quay lá móc mật, phải vò lá hơi dập, tẩm gia vị rồi nhồi lá vào bụng lợn. Khi quay phết đều mật ong hòa vào nước lã lên mình lợn cho da vàng bóng, giòn tan, mật ong cũng làm cho da lợn không bị nứt khi quay nóng.

Quay đều con lợn trong vòng hai giờ, chú ý canh và đốt lửa từ nóng hừng hực sang nóng vừa, còn 20 phút cuối cùng là liu riu. Dường như lá móc mật giúp thịt chín từ trong ra và ngọt hơn.

Đĩa thịt quay vàng ruộm ngon lành. Miếng thịt chín như được nở ra thêm, hương vị thanh tân lạ lùng mới nhìn thấy đã phải thèm vì lớp da phồng giòn, lớp nạc trắng hồng, lớp mỡ mỏng mầu ngà. Tất cả dậy lên mùi thơm của húng lìu, vị ngọt của mật ong và đặc biệt là hương vị của lá móc mật, hương vị đặc trưng cho món ăn độc đáo thu hút khách bốn phương.

Ngày xưa, khi săn được một con thú rừng lớn như heo rừng người dân tộc thiểu số cũng trữ chúng bằng cách thui, mổ bụng con mồi, lau sạch máu, nhét một chén muối hạt vào, xếp lá móc mật phủ kín da rồi dùng vỏ tre hoặc dây mây bó lại, treo trên giàn bếp để ăn dần. Làm cách này, để cả tuần hay nửa tháng thì thịt dự trữ vẫn không bị hư.

Ngoài chức năng dùng làm gia vị để chế biến một số món ăn theo kết quả nghiên cứu mới đây lá móc mật còn có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa, bảo vệ gan, có thể sản xuất thành sản phẩm chức năng, tinh dầu quả mác mật có tác dụng giảm đau, là nguyên liệu để làm thuốc.
THẢO NGA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar