22/08/2019 08:08 GMT+7

Thiếu nước sinh hoạt: Nhận tội với dân, rồi sao nữa?

TẤN VŨ
TẤN VŨ

TTO - Cảnh người dân thức khuya dậy sớm, tranh nhau từng xô nước, từng xe bồn chở nước đi bán tại các chung cư chẳng khác nào thời bao cấp cho chúng ta thấy sự thụt lùi trong quản trị.

Không phải bây giờ người dân Đà Nẵng mới than thở chuyện thiếu nước. Từ 2-3 năm trước chuyện thiếu nước sinh hoạt do nhiễm mặn, hư đường ống, hụt nguồn nước thô đã làm người dân quá mệt mỏi, bức xúc. Có năm nước ngọt tại Đà Nẵng thiếu ngay giữa mùa mưa.

Dư luận ở Đà Nẵng cũng từng đặt vấn đề về việc có hay không Nhà máy nước Đà Nẵng đã lấy 1 triệu dân TP ra làm "con tin" trong bài toán ghim nước, thổi phồng nguy cơ để đẩy giá. Nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, nhiều cuộc họp giữa chính quyền với nhà máy nước, với các phương án, giải pháp và nhiều tuyên bố đưa ra… Rồi đâu lại vào đấy. Năm nay, nước lại thiếu.

Cảnh người dân thức khuya dậy sớm, tranh nhau từng xô nước, từng xe bồn chở nước đi bán tại các chung cư chẳng khác nào thời bao cấp cho chúng ta thấy sự thụt lùi trong quản trị.

9 tháng trước, ngày 24-11-2018, khi kiểm tra Nhà máy nước thành phố, ông Trương Quang Nghĩa - bí thư Thành ủy Đà Nẵng - từng nhấn mạnh: "Là thành phố đáng sống mà để người dân thiếu nước dù bất kỳ lý do gì chúng ta cũng có tội".

Ông Nghĩa cũng đề cập đến việc truất quyền điều hành của tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT của nhà máy để thay thế những người có năng lực hơn. Cũng trong đợt thiếu hụt nước 71 ngày đêm này, ông Nghĩa đếm được 34.000 comment trên mạng xã hội than phiền về vấn đề thiếu nước. Tức ông biết rõ cũng như đo lường được phản ứng của dân chúng và tầm quan trọng của nước với toàn TP.

Nhưng đo lường, nhận diện và làm gì nữa? Điều người dân cần là các giải pháp chứ không phải các tuyên bố rồi để đó. Mỗi lần thiếu nước, các cơ quan hữu trách ở Đà Nẵng đưa ra các lý do nhiễm mặn, hụt nguồn nước thô, nhưng chưa ai thấy trách nhiệm quản lý điều hành của lãnh đạo nhà máy nước ở đâu. Cũng chưa ai thấy một giải pháp căn cơ lâu dài về an ninh nguồn nước cho thành phố.

Thiếu nước do hạn hán, nhiễm mặn năm nào cũng có, vậy bài toán dự phòng là gì? Tất cả các nguyên nhân trên chúng ta đều nhìn thấy trước và càng không phải là trường hợp bất khả kháng như động đất, sóng thần, hỏa hoạn hay bão lũ. Tuy nhiên, việc dự phòng cho các phương án này đều bằng không, và hậu quả chỉ người dân gánh chịu, hết đợt này sang đợt khác.

Trong một lần làm việc với chính quyền Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: "So với láng giềng Quảng Nam, Đà Nẵng đang tụt hậu về tổng thu ngân sách. Muốn phát triển mang tính đột phá, TP này phải có khoảng 3 triệu dân".

Với hạ tầng hiện tại, quy mô dân số hơn 1 triệu, Đà Nẵng đã phải ì ạch giải quyết vấn đề nước ngọt vẫn chưa xong. Vậy với 3 triệu người, tức nhu cầu nước gấp 3 lần hiện tại, chưa kể nước cho công nghiệp và dịch vụ tăng lên gấp nhiều lần, Đà Nẵng sẽ lấy nước từ đâu?

Phát triển là cấp bách, "đáng sống" là rất cần, nhưng trước khi tính chuyện "cất cánh", chuyện "đáng sống", hãy giải xong vấn đề căn bản, vấn đề sống của người dân trước đã: Nước ngọt!

15h chiều nay thủy điện xả, dân Đà Nẵng có nước sinh hoạt

TTO - Đà Nẵng vừa có thông báo phương án ứng phó khẩn cấp trong 24 giờ để điều tiết nguồn nước từ các hồ chứa thủy điện, nhằm khôi phục cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

TẤN VŨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar