22/10/2018 23:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thiếu nữ cầm quạt lập kỷ lục đấu giá gần 12 tỉ đồng

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Lần đầu tiên lên sàn đấu giá, bức tranh lụa Thiếu nữ cầm quạt của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn đã xác lập kỷ lục mới về giá tranh của họa sĩ này, với mức giá lên tới 440.000 euro (gần 12 tỉ đồng).

Thiếu nữ cầm quạt lập kỷ lục đấu giá gần 12 tỉ đồng - Ảnh 1.

Bức tranh lụa "" của Nguyễn Nam Sơn vừa bán gần 12 tỉ đồng

Bức tranh được đấu giá thành công trong phiên đấu giá Họa sĩ Á châu - Họa sĩ đương đại Trung Quốc - Tranh thế kỷ 19 - Ấn tượng và hiện đại - Nghệ thuật đương đại của nhà đấu giá Aguttes diễn ra từ lúc 14h30 ngày 22-10 (giờ Paris), tức từ lúc 19h30 (giờ Việt Nam).

Với giá ước đoán từ 50.000-80.000 euro, kết quả đấu giá đã tăng tới hơn 550%. Mức giá 440.000 euro chưa tính phí gần 30% mà người mua phải chi trả thêm.

Đây là tác phẩm cao giá nhất của người đồng sáng lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương - Nguyễn Nam Sơn trên thị trường giao dịch công khai.

Trước đó, trong phiên đấu giá ngày 26-3 cũng của Nhà đấu giá Aguttes, bức tranh lụa Thôn nữ Bắc kỳ (mực nho với màu nước trên lụa, 65cm x 52,5cm, 1935) của Nguyễn Nam Sơn cũng cán mốc 205.000 euro (hơn 5,7 tỉ đồng).

Bức tranh đạt mức giá kỷ lục cho tranh Nam Sơn ở thời điểm đó, kéo dài cho tới phiên đấu giá hôm nay.

Thiếu nữ cầm quạt lập kỷ lục đấu giá gần 12 tỉ đồng - Ảnh 2.

Các tranh Việt được trưng bày trước phiên đấu giá tại nhà đấu giá Aguttes - Ảnh: Ngô Kim Khôi

Đang trên đường trở về từ phiên đấu giá bức Thiếu nữ cầm quạt, nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi - cháu ngoại của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn, hiện đang sống tại Pháp, cho biết ông rất vui mừng với kết quả đấu giá, nó chứng tỏ mỹ thuật Việt Nam càng ngày càng có vị thế.

"Đây là điều tự hào cho nghệ sĩ và gia đình nói riêng, cho mỹ thuật Việt Nam nói chung", nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi nói.

Trước phiên đấu giá này, nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi đã bày tỏ mong muốn bức tranh Thiếu nữ cầm quạt sẽ được một nhà đấu giá trong nước đấu giá thành công và mang về quê nhà. Ông gợi ý Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nên cố gắng có được bức tranh này.

"Tôi mong các nhà sưu tập tranh cố gắng mang bức tranh này trở về quê hương. Tôi không dám mong tự mình làm được điều này, nhưng tôi nghĩ đến Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Đây là một cơ hội hiếm có, nó lại là tranh lụa, rất quý", họa sĩ Ngô Kim Khôi chia sẻ.

Hiện chưa biết ai là người đã chiến thắng trong cuộc đua giành quyền sở hữu bức tranh Thiếu nữ cầm quạt, nên ông Khôi vẫn hi vọng bức tranh sẽ được trở lại quê nhà Việt Nam.

Thiếu nữ cầm quạt lập kỷ lục đấu giá gần 12 tỉ đồng - Ảnh 3.

Ông Ngô Kim Khôi và bạn bè bên bức Thiếu nữ cầm quạt được treo tại nhà đấu giá Aguttes trước phiên đấu giá- Ảnh: NVCC

Về bức Thiếu nữ cầm quạt, ông Ngô Kim Khôi cho biết, bức tranh có tên tiếng Pháp là Tonkinoise à l’éventail (Người Bắc kỳ và quạt, mực nho với màu nước trên lụa, 61,5cm x 43cm, vẽ khoảng 1935-1936).

Bức Thiếu nữ cầm quạt từng thuộc bộ sưu tập của Tiểu đoàn trưởng Fernand Mallet (đóng quân tại Hà Nội từ ngày 24-1-1936 đến ngày 28-4-1938). Bức tranh này được mang về Pháp từ năm 1938, được gia đình Fernand Mallet lưu giữ từ đó cho đến phiên đấu giá ngày 22-10.

Trong phiên đấu giá, ngoài bức tranh của Nam Sơn, bức Đi chợ về (mực nho với màu nước trên lụa, 47,5cm x 35,5cm, khoảng 1935) của họa sĩ Trần Văn Cẩn cũng gây chấn động khi bán 230.000 euro, trong khi mức ước đoán từ 40.000-60.000 euro.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Quy tụ 69 tranh của chín nữ họa sĩ tài năng từ cả hai miền Nam - Bắc, triển lãm 'Phụ nữ vẽ phụ nữ' mang đến một không gian nghệ thuật đa chất liệu, đầy màu sắc và rung cảm khi những tâm hồn sáng tạo tự bạch về mình.

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar