14/01/2018 19:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tranh Lê Phổ, Vũ Cao Đàm đấu giá cao nhất tại TP.HCM

Bài và ảnh: THIÊN NGỌC
Bài và ảnh: THIÊN NGỌC

TTO - Tranh sơn dầu của các danh họa chiếm vị trí cao nhất và cao nhì tại 'Hội họa miền Nam Việt Nam và cảm hứng lãng mạn phương Đông', diễn ra tối 13-1 tại TP.HCM.

Tranh Lê Phổ, Vũ Cao Đàm đấu giá cao nhất tại TP.HCM - Ảnh 1.

Bức "Tĩnh vật hoa" của danh hoạ Lê Phổ.

Nhận định trước phiên đấu giá, bà Lý Thị Bích Ngọc (người sáng lập Lythi Auction) cho biết, tác phẩm của các tác giả miền Nam chắc chắn sẽ là một thành tố mới nổi, có giá trị cho thị trường nghệ thuật Việt Nam trong tương lai. 

Phiên đấu nhằm giới thiệu đến người xem một trong những giai đoạn đặc biệt của nghệ thuật miền Nam Việt Nam, với 20/26 tác phẩm đấu giá đều của các tác giả thành danh ở miền Nam.

Phiên đấu giá do Lythi Auction tổ chức thu hút đông đảo các nhà sưu tập và những người yêu nghệ thuật.

Phần lớn các tác phẩm đấu giá đều ẩn chứa khát vọng truy tìm bản thể, sự tự tại, mộng ước bình yên… và đặc biệt là cảm hứng lãng mạn bay bổng hiếm có. 9/26 tác phẩm đấu thành công, đạt tổng trị giá lên tới 148.800 USD.

Tranh Lê Phổ, Vũ Cao Đàm đấu giá cao nhất tại TP.HCM - Ảnh 2.

Bức "Idylle" của họa sĩ Cao Vũ Đàm.

Theo đó, vị trí đấu giá cao nhất thuộc về tác phẩm sơn dầu trên vải lụa và ván Tĩnh vật hoa (Lê Phổ, vẽ năm 1955, lot 24) với 54.000 USD. Bức sơn dầu trên toan Idylle (Vũ Cao Đàm, vẽ năm 1969, lot 25) chiếm vị trí thứ 2 với 33.500 USD. Tranh sơn dầu Thiếu nữ và hoa sen (Nguyễn Trung, vẽ năm 2013, lot 17) chiếm thứ 3 với 20.000 USD.

Các tác phẩm đấu giá thành công còn lại gồm: tranh sơn dầu trên ván ép Trên đồi sương (Ngô Viết Thụ, lot 5, 12.000 USD), tranh màu nước Lơ thơ tơ liễu buông mành, con oanh học nói trên cành mỉa mai (Nguyễn Quỳnh, vẽ năm 1996, lot 8, 10.000 USD), tranh sơn dầu Điều bí ẩn (Hồ Hữu Thủ, vẽ năm 2007, lot 16, 6200 USD), tranh sơn dầu Thủy tạ, Thảo Cầm viên Sài Gòn (Hiếu Đệ, vẽ trước 1975, lot 4, 5200 USD), tranh sơn dầu Cá vàng (Uyên Huy, vẽ năm 2006, lot 22, 4100 USD), tranh sơn dầu Không đề (Dương Sen, lot 18, 3800 USD).

Tranh Lê Phổ, Vũ Cao Đàm đấu giá cao nhất tại TP.HCM - Ảnh 3.

"Thiếu nữ và hoa sen" của hoạ sĩ Nguyễn Trung

Tranh Lê Phổ, Vũ Cao Đàm đấu giá cao nhất tại TP.HCM - Ảnh 4.

Bức "Trên đồi sương" của hoạ sĩ Ngô Viết Thụ.

Tranh Lê Phổ, Vũ Cao Đàm đấu giá cao nhất tại TP.HCM - Ảnh 5.

"Lơ thơ tơ liễu buông mành, con oanh học nói trên cành mỉa mai" của hoạ sĩ Nguyễn Quỳnh

Tranh Lê Phổ, Vũ Cao Đàm đấu giá cao nhất tại TP.HCM - Ảnh 6.

"Điều bí ẩn" của hoạ sĩ Hồ Hữu Thủ

Tranh Lê Phổ, Vũ Cao Đàm đấu giá cao nhất tại TP.HCM - Ảnh 7.

"Thủy tạ, Thảo Cầm viên Sài Gòn" của hoạ sĩ Hiếu Đệ

Tranh Lê Phổ, Vũ Cao Đàm đấu giá cao nhất tại TP.HCM - Ảnh 8.

"Cá vàng" của hoạ sĩ Uyên Huy.

Tranh Lê Phổ, Vũ Cao Đàm đấu giá cao nhất tại TP.HCM - Ảnh 9.

Bức "Không đề" của hoạ sĩ Dương Sen

     
Bài và ảnh: THIÊN NGỌC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar