31/10/2022 09:41 GMT+7

Thêm nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp ở trẻ em

BS NGUYỄN THÀNH ÚC
BS NGUYỄN THÀNH ÚC

TTO - Trong hai tuần qua, số trẻ em đến các cơ sở y tế khám bệnh gia tăng, không chỉ ở nước ta, mà còn ở các nước trên thế giới.

Thêm nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp ở trẻ em - Ảnh 1.

Trẻ bị khò khè phải thở khí dung - Ảnh: BS ÚC NGUYỄN

Theo giám sát của CDC Hoa Kỳ thu thập trong những tuần gần đây cho thấy có sự gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh đường hô hấp ở trẻ em. Kết quả xét nghiệm PCR cho thấy hầu hết các ca nhiễm lần này là do vi rút hợp bào hô hấp (RSV). Tỉ lệ nhiễm RSV tăng gấp ba lần trong hai tháng qua và gần đạt mức cao nhất so với hằng năm.

Khi mọi người ở nhà vào năm 2020 và 2021 để phòng dịch COVID-19, đồng thời cũng phòng luôn các vi rút đường hô hấp khác, điều đó tạo ra "khoảng cách miễn dịch". Khoảng cách miễn dịch là giai đoạn trẻ không tạo được kháng thể khi không có tiếp xúc với tác nhân gây bệnh trong giai đoạn cách ly xã hội. Khi mở cửa trở lại, tỉ lệ trẻ mắc RSV bùng phát là do khoảng cách miễn dịch.

Về chuyên môn, RSV được gọi là vi rút hợp bào hô hấp, vì khi vi rút xâm nhập vào đường hô hấp, nó sẽ kết hợp với tế bào hô hấp của con người, tạo nên một tế bào lớn hơn, gọi là hợp bào. Tế bào này phá hủy các tế bào bình thường của đường hô hấp như tế bào phế quản, niêm mạc mũi họng sẽ gây nên phản ứng viêm. 

Phản ứng viêm của hệ miễn dịch con người bao gồm hoạt hóa tế bào lympho gây độc tế bào làm hoại tử tế bào biểu mô đường hô hấp, hậu quả là tắc nghẽn đường thở, đường hô hấp bị bịt kín bởi chất nhầy, mảnh vụn tế bào và các xác đại thực bào, vi rút. Những trường hợp nặng hơn có thể kèm theo tắc nghẽn các phế quản nhỏ kể cả phế nang. 

Ngoài ra, sự xâm nhập của vi rút còn gây rối loạn chức năng tế bào lông chuyển, làm giảm khả năng thanh thải chất nhầy, gây phù nề đường thở và làm giảm sự giãn nở của phổi. Ước tính 60% trẻ nhiễm RSV trước 1 tuổi và 80% trẻ trước 2 tuổi, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi.

RSV có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn có chứa vi rút RSV được thải ra từ người bệnh qua ho, hắt hơi hay hôn, đút thức ăn cho bé, sẽ đưa vi rút xâm nhập vào mắt, mũi, miệng người lành, hoặc tiếp xúc gián tiếp với các bề mặt bị nhiễm bẩn có chứa vi rút trên quần áo, vật dụng, bàn tay người bệnh sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. 

Lây truyền trực tiếp có tỉ lệ cao hơn lây truyền qua không khí, do đó rửa tay đúng cách và giữ tay tránh xa những khu vực nhiễm bẩn với RSV có thể giúp giảm lây nhiễm bệnh.

Các triệu chứng nhiễm RSV bao gồm: sốt; sổ mũi; giảm sự thèm ăn; ho và hắt hơi; khò khè; trẻ sơ sinh bị RSV, các triệu chứng duy nhất có thể là khó chịu, giảm hoạt động và khó thở. Khoảng 2% trẻ biến chứng viêm tiểu phế quản cấp, viêm phổi cần nhập viện.

Khả năng tái nhiễm bệnh hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng ở một type RSV khác. Thậm chí, có người bị vi rút tấn công đến hai lần trong cùng một mùa RSV. Tuy nhiên, các triệu chứng ở lần tái nhiễm thường không nghiêm trọng, chỉ như bệnh cảm lạnh thông thường.

Để phòng ngừa nhiễm RSV, cách tốt nhất là thực hiện 2K theo khuyến cáo của ngành y tế là khẩu trang và rửa tay, đồng thời dạy trẻ ho và hắt hơi vào khăn giấy hoặc vào khuỷu tay thay vì bàn tay. Ngoài ra, hãy cố gắng giữ cho các bề mặt thường xuyên chạm vào được sạch sẽ.

Nhiễm vi rút hợp bào hô hấp RSV phần lớn là nhẹ, được điều trị tại nhà, ngoại trừ ở người lớn tuổi hoặc mắc bệnh tim hoặc phổi mãn tính, hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu, và ở một số trẻ sơ sinh và trẻ em có bệnh lý bẩm sinh. Khi nào bé khó thở hoặc cảm thấy mệt mỏi thì mới đi bệnh viện.

Bệnh hô hấp vào mùa, 'rồng rắn' xếp hàng chờ khám ở Bệnh viện Nhi đồng 2

TTO - Khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 2 những ngày qua luôn trong tình trạng phụ huynh cùng trẻ "rồng rắn" xếp hàng chờ đợi khám bệnh, xét nghiệm, nhận thuốc... Trong số này, đa phần là trẻ mắc bệnh đường hô hấp, phụ huynh lo lây nhiễm chéo.

BS NGUYỄN THÀNH ÚC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhiều người chú trọng vào việc lựa chọn món ăn cho bữa tối, với mong muốn ăn những món ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng thời điểm dùng bữa cũng là một yếu tố quan trọng.

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar