20/10/2022 13:53 GMT+7

Bệnh hô hấp vào mùa, 'rồng rắn' xếp hàng chờ khám ở Bệnh viện Nhi đồng 2

Tin, ảnh: XUÂN MAI
Tin, ảnh: XUÂN MAI

TTO - Khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 2 những ngày qua luôn trong tình trạng phụ huynh cùng trẻ "rồng rắn" xếp hàng chờ đợi khám bệnh, xét nghiệm, nhận thuốc... Trong số này, đa phần là trẻ mắc bệnh đường hô hấp, phụ huynh lo lây nhiễm chéo.

Bệnh hô hấp vào mùa, rồng rắn xếp hàng chờ khám ở Bệnh viện Nhi đồng 2 - Ảnh 1.

Phụ huynh cùng trẻ xếp hàng dài chờ đợi trước quầy đăng ký khám bệnh tại khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) vào trưa 20-10

Ghi nhận tại khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) sáng 20-10, rất đông phụ huynh cùng con nhỏ "rồng rắn" xếp hàng dài chờ đợi đăng ký khám bệnh. Tại đây có bộ phận hướng dẫn phụ huynh đăng ký, phân luồng, nhắc nhở xếp hàng trật tự để tránh ùn ứ. 

Hòa trong dòng người đông đúc đang xếp hàng đăng ký khám bệnh, chị Trần Thị Phụng (ngụ tỉnh Long An) cùng con nhỏ Mỹ Phượng (4 tuổi) kiên nhẫn chờ đợi tới lượt dù đã 10 phút trôi qua. 

Chị Phụng cho biết bé Phượng có biểu hiện ho nhiều vào lúc sáng sớm, chiều tối và khi ăn. Trước đó, ngày 15-10, chị đã đưa bé đi khám cũng tại bệnh viện này và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng không khỏi. 

"Khám lần đầu, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm phế quản, amidan phì đại. Bé đã uống thuốc nhưng cứ trở trời hay về tối và sáng sớm thì lại ho rất nhiều. Tôi lo ngại phổi của con có vấn đề nên hôm nay tái khám. Thấy cảnh chờ đợi đông như thế này cũng ngại trẻ bệnh nặng lây trẻ bệnh nhẹ", chị Phụng chia sẻ. 

BS.CKII Nguyễn Thanh Hải - trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho biết số bệnh nhi đến khám tại khoa tăng dần đều trong ba tháng gần đây. Riêng tháng 9, khoa tiếp nhận khoảng 150.000 trẻ đến khám, trong đó có khoảng 50% trẻ (chủ yếu từ 6 tháng đến 3 tuổi) mắc các bệnh đường hô hấp. 

Trong tổng số trẻ đến khám vì mắc các bệnh đường hô hấp, có 5% trẻ có biểu hiện nặng, phải nhập viện điều trị. 

Trước tình trạng trẻ mắc bệnh hô hấp đến khám tại khoa tăng nhanh, trong khi khuyến cáo trẻ hạn chế đến nơi đông người nên nhiều phụ huynh lo việc lây nhiễm chéo tại đây. Giải đáp lo ngại này, bác sĩ Hải cho hay khi bệnh nhi và người nhà đến khoa khám bệnh thì phải qua khâu sàng lọc bệnh. Những bé có triệu chứng nguy cơ, có yếu tố dịch tễ học về COVID-19 sẽ được đưa vào khu khám riêng, tránh lây nhiễm bệnh nhi mắc bệnh bình thường khác. 

Số bệnh nhi còn lại sẽ được khuyến khích mang khẩu trang và hướng dẫn giữ khoảng cách nhất định. Khi trẻ được bác sĩ tiếp nhận thăm khám sẽ được phân vào nhiều bàn khám khác nhau để giảm thời gian tiếp xúc. 

Để rút ngắn thời gian chờ đợi được khám bệnh, bác sĩ Hải cho biết bệnh viện đã bố trí thêm bàn khám, tăng cường các bác sĩ tại khoa nội trú ra khoa khám bệnh. Đồng thời, bệnh viện còn có các bàn khám ngoài giờ, 2 bàn khám xuyên đêm và 4-5 bàn khám hoạt động lúc 17h. 

"Vẫn có những thời điểm bệnh nhi đến khám quá tải, trong khi nhân sự của bệnh viện thì có giới hạn. Dù đã huy động tối đa nhưng khi số bệnh nhi đến khám tăng lên nữa thì vấn đề phụ huynh và bệnh nhi phải chờ đợi là khó tránh khỏi", bác sĩ Hải chia sẻ. 

Bệnh hô hấp vào mùa, rồng rắn xếp hàng chờ khám ở Bệnh viện Nhi đồng 2 - Ảnh 2.

Ở khu vực các quầy thuốc, phụ huynh chen chúc chờ đợi được nhận thuốc sau khi trẻ được khám bệnh xong

Bệnh hô hấp vào mùa, rồng rắn xếp hàng chờ khám ở Bệnh viện Nhi đồng 2 - Ảnh 3.

Bên trong các phòng khám bệnh, các bác sĩ nỗ lực lần lượt thăm khám từng bệnh nhi một

Bệnh hô hấp vào mùa, rồng rắn xếp hàng chờ khám ở Bệnh viện Nhi đồng 2 - Ảnh 4.

Để rút ngắn thời gian và tránh cảnh chờ đợi, bệnh viện bố trí nhiều máy lấy số thứ tự tự động để lấy kết quả xét nghiệm

Bệnh hô hấp vào mùa, rồng rắn xếp hàng chờ khám ở Bệnh viện Nhi đồng 2 - Ảnh 5.

Nhiều phụ huynh ngồi chờ đợi ở các dãy ghế trước khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 2

Bệnh nhi mắc bệnh hô hấp tăng mạnh ở TP.HCM, bác sĩ xuyên đêm cứu chữa

TTO - Bước vào ca trực, nhân viên y tế khoa hô hấp 1 Bệnh viện Nhi đồng 2 quên thời gian khi lượng bệnh nhi mắc bệnh hô hấp nhập viện tăng mạnh. Một ca trực 24 giờ với 2 bác sĩ, 7 điều dưỡng, 1 hộ lý lo cho khoảng 330 bệnh nhi.

 

Tin, ảnh: XUÂN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Trên lộ trình hành hương, một xe du lịch chở 24 người đi từ TP.HCM đến Bảo Lộc đã xảy ra va chạm với xe tải, khiến nhiều người nhập viện nguy kịch.

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Ngày 11-5, tại tỉnh Kaluga, Liên bang Nga, Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch quy mô lớn hàng đầu nước Nga.

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Hành vi đánh bạc kéo dài, mất kiểm soát, bất chấp hậu quả từ tài chính đến tinh thần có thể không chỉ là thói quen hay đam mê nhất thời, mà còn là một dạng rối loạn tâm thần được y học chính thức công nhận.

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Việc bác sĩ Casey Means, 38 tuổi, được Tổng thống Trump đề cử vị trí quyền lực nhất ngành y tế công cộng vấp phải làn sóng phản đối từ các tổ chức y tế và truyền thông Mỹ.

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?

Các chuyên gia nhận định bệnh não mô cầu có nguy cơ cao xuất hiện thêm các ca bệnh trong cộng đồng trong thời gian tới. Với tỉ lệ tử vong của bệnh có thể từ 8 - 15% và dễ lây lan, cần làm gì phòng bệnh?

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar