05/03/2020 22:12 GMT+7

Thêm cuốn sách về cuộc chiến bảo vệ biên giới ở Vị Xuyên từ người trong cuộc

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy - người từng trực tiếp tham gia chỉ huy chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc - vừa ra mắt cuốn sách ‘Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên’ tại Hà Nội ngày 5-3.

Thêm cuốn sách về cuộc chiến bảo vệ biên giới ở Vị Xuyên từ người trong cuộc - Ảnh 1.

Cuốn sách Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên của thiếu tướng Nguyễn Đức Huy - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên dày hơn 260 trang, do Nhà xuất bản Thông Tin và Truyền Thông ấn hành. Tác giả nguyên là quyền tư lệnh Quân khu 2, trưởng ban liên lạc toàn quốc cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên.

Cuốn sách gồm ba phần: giới thiệu về cuốn sách, phần nói về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc diễn ra từ ngày 17-2 đến 18-3-1979 và từ tháng 4-1984 đến tháng 10-1989.

Phần ba là những trăn trở và kiến nghị với Đảng và Nhà nước, những bài viết, trả lời phỏng vấn của thiếu tướng Nguyễn Đức Huy với các cơ quan báo chí về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, bảo vệ biên giới Vị Xuyên - Hà Giang.

Là người đã trực tiếp tham gia chỉ huy chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở nhiều mặt trận, trong đó có Vị Xuyên, thiếu tướng Nguyễn Đức Huy mang đến cho độc giả từ cuốn sách này một cái nhìn vừa toàn cảnh, vừa chi tiết về cuộc chiến đấu gian nan, khốc liệt bảo vệ biên giới phía Bắc từ một người trong cuộc.

Đây là những tư liệu lịch sử quý về cuộc chiến, bởi tính chân thực và khách quan. Nhờ những trang tự sự cá nhân đúng chất hồi ức, cuốn sách trở nên "mềm" hơn, bởi không chỉ có những trận đánh được mô tả qua ngày tháng, địa danh và các số liệu…

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy sinh 1931, nhập ngũ năm 1948, đã trực tiếp chiến đấu qua các cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc, trong đó có cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc.

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, từ đầu năm 1985 đến cuối năm 1989, thiếu tướng Nguyễn Đức Huy đã trực tiếp chỉ huy chiến đấu ở chiến trường Vị Xuyên - Hà Tuyên, ông là tham mưu trưởng mặt trận (ông cũng đồng thời làm phó tư lệnh - tham mưu trưởng Quân khu 2).

Hiện nay, thiếu tướng Nguyễn Đức Huy là trưởng ban liên lạc toàn quốc cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên - Hà Tuyên.

Ông Trương Tấn Sang thắp hương tại Đài tưởng niệm 468 Vị Xuyên

TTO - Sáng 12-7, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới thắp hương tại Đài tưởng niệm 468 ở xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar