18/07/2017 09:22 GMT+7

Thầy cô đi xin quần áo cho trò

TRẦN THẢO NHI
TRẦN THẢO NHI

TTO - “Năm học mới cận kề rồi, học trò của chúng tôi vẫn chưa có quần áo và tập vở... Chúng tôi phải về TP Kon Tum xin đồ cho các em. Xin được đồ rồi, chúng tôi lại phải đến tận nhà tìm hiểu hoàn cảnh từng em và vận động các em ra lớp”.

Thầy cô giáo phân loại áo quần tặng cho học sinh nghèo người Gia Rai - Ảnh: TRẦN THẢO NHI

Đó là tâm sự của cô giáo Đinh Thị Bồng, Trường tiểu học Lê Văn Tám, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

Trong những ngày Tây Nguyên đang mưa gió, cô Bồng và thầy giáo cùng trường Lê Hữu Độ vẫn lặn lội đi xin quần áo cho trò. Khi được chị Nguyễn Thị Kim Cương (ngụ đường Đặng Thái Thân, P.Thống Nhất, TP Kon Tum) dành cho mấy bao quần áo, cô Bồng nói như reo: “Thế là học sinh trường em có đồ đi học rồi!”.

Cô Bồng cho biết: “Hiện nay toàn trường có 297 học sinh. Tất cả đều là người dân tộc thiểu số Gia Rai... Hầu hết gia đình các em đang gặp khó khăn nên việc chuẩn bị cho các em tấm áo đẹp, đầy đủ vở, bút, cặp sách để đến trường là gần như không thể. Điều này dẫn tới việc học sinh sẽ không có hứng thú đến trường. Khi xin được áo quần rồi, các giáo viên sẽ tập trung phân loại để trao đúng kích cỡ từng học sinh. Còn với dụng cụ học tập như bút, vở..., các thầy cô giáo ở đây lại phải trích đồng lương ít ỏi của mình để mua sắm tặng các em”.

Thầy Độ kể: “Ở trường, khi học sinh đến lớp rồi, việc giữ chân các em ở lại cũng hết sức gian nan. Mỗi ngày đến trường, trong cặp của thầy cô giáo luôn có sẵn kéo cắt tóc hoặc tôngđơ. Thấy tóc em nào dài một tí là thầy cô phải... dụ để cắt cho gọn gàng. Cắt tóc mà không ưng ý thì bị các em “bắt đền”, phải “xuống nước” với các “thượng đế” này, chứ không các cô cậu ấy sẵn sàng bỏ học ngay”.

Già làng A Kiểu (làng Lung Leng, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy) khi biết việc làm của các thầy cô giáo Trường tiểu học Lê Văn Tám đã không tiếc lời khen: “Các thầy cô giáo ở đây tốt lắm. Ngoài dạy cái chữ cho học trò trong làng, còn dành lương để giúp đỡ tụi nhỏ miết thôi. Nay lại đi xin áo quần, vở viết... thế này nữa, nhất định tụi trẻ con trong buôn làng sẽ học hành tiến bộ, không có ý định bỏ học nữa rồi”.

TRẦN THẢO NHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

'Mong muốn của cha mẹ' là một trong 10 yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Việt Nam.

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM kết thúc ngày 17-5, khép lại 7 ngày mang theo tình cảm hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1/12.

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Ngày 17-5, Hệ thống Trường Việt Mỹ - VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình gần hai thập kỷ gắn bó và đồng hành cùng giáo dục Việt Nam.

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa thông qua danh sách 39 ứng viên là các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn về công tác tại đại học này.

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Sáng 17-5, vòng chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và ấn phẩm Nhi Đồng (báo Tuổi Trẻ) phối hợp tổ chức, diễn ra tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3, TP.HCM.

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar