02/07/2025 10:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Bài viết 'Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT' đăng trên Tuổi Trẻ Online đã thu hút rất nhiều phản hồi của bạn đọc, phản ánh góc nhìn đa dạng của phụ huynh, giáo viên, học sinh…

đề thi - Ảnh 1.

Thí sinh sau giờ thi tại điểm thi Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội - Ảnh: DANH KHANG

Bài viết "Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT" đăng trên Tuổi Trẻ Online ngày 30-6 đã thu hút rất nhiều ý kiến bạn đọc. 

Trong đó nhiều ý kiến cho rằng đề thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay khó "không đều" có thể sẽ thiệt thòi cho nhiều thí sinh, nhất là thí sinh xét tuyển đại học theo tổ hợp có môn tiếng Anh.

Nên giảm điểm chuẩn cho tổ hợp có đề thi khó?

Bạn đọc Thái Thị Thủy nêu thực tế: Một trường đại học xét cùng một điểm chuẩn cho cả hai tổ hợp A00 (toán - lý - hóa) và A01 (toán - lý - Anh). Trong khi đó đề hóa học năm nay được đánh giá là vừa sức, thì đề tiếng Anh lại bị phản ánh là khó, vượt chuẩn đầu ra.

"Thí sinh chọn A01 sẽ chịu thiệt", một bạn đọc viết. Một đề xuất được bạn đọc đưa ra: nếu không thể đảm bảo độ khó tương đồng giữa các môn trong các tổ hợp thì ít nhất cần xét điểm chuẩn riêng theo từng tổ hợp.

Đồng tình với quan điểm này, độc giả Phạm Lộc cho rằng đề thi toán và tiếng Anh năm nay đã khiến nhiều học sinh "chới với", nhất là những em chọn tổ hợp xét tuyển có cả hai môn này. 

Để công bằng, theo bạn đọc có thể cân nhắc phương án cộng thêm điểm ưu tiên cho các tổ hợp chịu thiệt, hoặc giảm điểm chuẩn cho tổ hợp đó khi xét tuyển.

Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng điều cần thiết không phải là tranh luận đề khó hay không, mà là xem xét đề có đúng theo định hướng chương trình hay không.

Bạn đọc Phương phân tích: "Khung chương trình giáo dục phổ thông 2018 có thông tin rất rõ về yêu cầu cần đạt ở mỗi cấp học. Giáo viên được hướng dẫn giảng dạy theo những yêu cầu đó. Thiết nghĩ đề thi cũng cần bám sát đúng các yêu cầu đã công bố".

Một số ý kiến đặt vấn đề: "Chúng ta đang có chương trình mới nhưng lại dạy theo cách cũ. Nhiều bài học yêu cầu học sinh sáng tạo, vận dụng, chứ không phải học thuộc rồi phát trả lại cho giáo viên. 

Nếu học sinh chỉ quen kiểu 'thu lời - phát lại' thì tất nhiên khi gặp đề lạ, đề khó, các em không xử lý được", bạn đọc có email ledu…@gmail.com góp ý.

Nếu hiểu thì đề bình thường, không đánh đố

Một số ý kiến cho rằng đề thi không khó.

Bạn đọc Nguyễn Hữu Tài phản biện: "Thật ra môn toán không khó, chỉ là cách ra đề theo hướng dài dòng và thực tiễn khiến nhiều thí sinh chưa quen.

Nếu hiểu được thì đề rất bình thường, không đánh đố. Và đề khó là khó chung. Như vậy mới giúp các trường đại học tuyển đúng người có năng lực thực sự. Tôi tin sau vài năm, thí sinh quen cách ra đề này rồi thì sẽ không còn kêu ca nữa".

Kỳ thi "2 trong 1" còn phù hợp?

Từ việc tranh luận về đề thi, nhiều bạn đọc cho rằng phải chăng mô hình kỳ thi tốt nghiệp THPT đang tạo ra quá nhiều áp lực và đề nghị tách bạch rõ ràng giữa mục tiêu xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học.

Bạn đọc hail…@gmail.com đặt vấn đề: Không nên ra đề quá khó với học sinh. Chỉ cần ra đề vừa sức, học sinh làm bài xong phấn khởi. Còn xét vào đại học thì điểm cao sẽ dễ phân loại hơn. Xét như thế nào là việc của các trường, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là được.

Bạn đọc tuan anh viết: "Cần xem xét việc sử dụng một kỳ thi chung cho cả hai mục tiêu. Việc tốt nghiệp phổ thông không có ý nghĩa phân loại, đừng nên căng thẳng chỉ vì một kỳ thi".

Từ đó, đề xuất được nhiều người ủng hộ là: chỉ xét tốt nghiệp dựa trên quá trình học tập trong nhà trường, còn kỳ thi đại học nên do các trường tổ chức riêng.

"Hoàn thành chương trình lớp 12 là đủ điều kiện tốt nghiệp. Học sinh nào có nguyện vọng học tiếp đại học thì đăng ký thi riêng. Làm vậy sẽ giảm áp lực, tốn kém cho phụ huynh, học sinh, giảm cả gánh nặng cho xã hội", bạn đọc có email dvhv…@gmail.com bình luận.

Bạn đọc Gnaoh cũng cho rằng: "Không cần thi tốt nghiệp nữa. Các trường THPT đủ khả năng xét tốt nghiệp cho học sinh. Tuyển sinh đại học thì tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực hoặc xét học bạ là đủ".

Một số người nhấn mạnh việc "trao quyền tự chủ tuyển sinh" cho các đại học sẽ khiến việc thi trở nên rõ ràng và hiệu quả hơn.

Bạn đọc có email truo…@gmail.com đề xuất: "Về định hướng lâu dài, cũng nên nghiên cứu tách bạch thành hai kỳ thi riêng biệt, giao lại kỳ thi đại học cho các trường. Như vậy vừa giảm áp lực, vừa đảm bảo chất lượng đầu vào".

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Khi có nhiều phản hồi đề thi 'không ăn nhập' với việc dạy và học ở trường, cũng như khiến thí sinh lo lắng, thấy không công bằng… thì rất cần đánh giá lại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nước sông Hồng chảy xiết, tạm dừng vận hành phà quân sự ở Phong Châu

Sông Hồng đoạn qua khu vực cầu Phong Châu chảy xiết, Lữ đoàn Công binh 249 tạm dừng phục vụ người dân qua sông bằng phà quân sự.

Nước sông Hồng chảy xiết, tạm dừng vận hành phà quân sự ở Phong Châu

Phát sinh nhu cầu giải quyết vấn đề liên xã, ai sẽ chịu trách nhiệm điều phối?

Bộ Nội vụ nêu rõ căn cứ theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025, những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh.

Phát sinh nhu cầu giải quyết vấn đề liên xã, ai sẽ chịu trách nhiệm điều phối?

Nên dời ga tàu hỏa để giảm kẹt xe ở nội đô TP.HCM

Thông tin đường sắt giao cắt đường Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Kiệm, quốc lộ 13 gây kẹt xe triền miên (Tuổi Trẻ Online 28-6) đã nhận được nhiều phản hồi và gợi ý giải pháp từ bạn đọc.

Nên dời ga tàu hỏa để giảm kẹt xe ở nội đô TP.HCM

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những kỳ vọng đổi mới giáo dục mở ra cho học sinh nhiều cơ hội để phát triển năng lực bản thân chưa được như mong đợi vì cách thức ra đề thi.

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi

Từ 1-7, nếu không cập nhật căn cước công dân vào hồ sơ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội có thể bị từ chối giải quyết hồ sơ, ảnh hưởng quyền lợi.

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi

Phải nộp 4,5 tỉ để chuyển 300m2 đất vườn sang đất ở, cách nào để bớt 'choáng váng' về thuế đất?

Một mảnh đất vườn 300m2 khi chuyển đổi sang đất ở tại tỉnh Nghệ An phải nộp gần 4,5 tỉ đồng tiền thuế, gây choáng váng. Giải phải nào?

Phải nộp 4,5 tỉ để chuyển 300m2 đất vườn sang đất ở, cách nào để bớt 'choáng váng' về thuế đất?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar