31/12/2018 11:25 GMT+7

Thầy cô bảo bọc học trò mồ côi

LÊ TRUNG - TẤN LỰC
LÊ TRUNG - TẤN LỰC

TTO - Học trò đứa mồ côi cha, đứa mồ côi mẹ, có đứa mồ côi cả cha lẫn mẹ đã được các thầy cô coi như con của mình.

Thầy cô bảo bọc học trò mồ côi - Ảnh 1.

Những ngày vui của Võ Thị Nguyệt tại trường khi có thầy cô như cha mẹ - Ảnh: TẤN LỰC

Nhờ vậy từ hơn 10 năm nay, những học sinh người dân tộc Ca Dong mồ côi ở Trường PTDT bán trú THCS Trà Don, huyện Nam Trà My, Quảng Nam luôn được sống trong tình thương, sự bảo bọc của thầy cô.

Trường học là nhà

Đinh Trung Đảo - học sinh lớp 7/1 người Ca Dong, dáng nhỏ thó, ngăm đen - đang có những tháng ngày hạnh phúc ở khu nội trú của Trường PTDT bán trú THCS Trà Don. Năm lớp 1 cha Đảo mất, cách đây một năm mẹ Đảo cũng đi theo chồng bởi căn bệnh hiểm nghèo. 

Đảo và anh trai tưởng như những cánh hoa rừng bơ vơ giữa đại ngàn, nhưng không, thầy cô đã chìa tay kéo Đảo. 

"Lúc mẹ mất, hai anh em mồ côi, em buồn lắm và có ý định nghỉ học. Nhưng thầy cô đã giúp đỡ em rất nhiều" - Đảo nói. Đảo được đưa vào ở bán trú, được thầy cô mỗi tháng góp ít đồng lương của mình hỗ trợ em theo con chữ.

Võ Thị Nguyệt, lớp 8/2, cũng thiếu đi bàn tay chăm sóc từ gia đình. Thời gian đầu đời Nguyệt sống với mẹ và bố dượng, nhưng rồi cả mẹ và bố dượng đều lập gia đình riêng, Nguyệt trở thành cô bé côi cút và thu mình trong mặc cảm không gia đình. 

Với sự quan tâm trợ giúp của các thầy cô, Nguyệt dần hòa nhập cùng các bạn và chịu khó chăm chỉ học hành. Cô Hoàng Thị Mỹ Hạnh, giáo viên chủ nhiệm của Nguyệt, nói Nguyệt nay đã lấy trường làm nhà, coi thầy cô như cha mẹ. Cơm nước ngày ba bữa của em được san sẻ cùng những bạn có chế độ nội trú trong trường.

"Bây giờ Nguyệt đã cởi mở nhiều, vui chơi cùng các bạn và làm quen với cuộc sống thiếu vắng cha mẹ. Học lực của em cũng khá lên bởi Nguyệt rất chịu khó và chăm. Thầy cô chúng tôi nhắc nhau cố tạo mọi điều kiện cho việc ăn ở, học hành của em ở trường được thuận lợi nhất có thể" - cô Hạnh nói.

Nguyệt tâm sự trong học tập và cuộc sống thường nhật có chuyện gì không ổn lại gọi các thầy cô. "Bữa sáng em được ăn xôi, bánh, cháo, trưa tối thì có cơm, cá kho, thịt xào, canh rau, lúc nào cũng được no bụng và ngon miệng" - Nguyệt hồn nhiên chia sẻ.

Thầy cô là cha mẹ

Nguyệt và Đảo là hai trong số những học sinh mồ côi được ở khu bán trú của trường và được sự bảo bọc trong vòng tay của thầy cô. "Thỉnh thoảng em bị đau dạ dày, lúc đó cô Hạnh và các thầy cô thay nhau đưa em đi viện, rồi ở lại chăm sóc. Mọi người giống như là bố mẹ của em vậy" - Nguyệt kể.

Thầy Nguyễn Văn Ái - bí thư chi đoàn Trường PTDT bán trú THCS Trà Don - kể từ năm 2015, Đoàn trường đã vận động 15 thầy cô toàn trường mỗi tháng dành ra một ít tiền đỡ đầu những học sinh này. 

"Tuy các em được hỗ trợ từ chính sách, nhưng số tiền gom góp của thầy cô giúp các em có thêm chi phí trang trải việc học, ăn uống. Các em mồ côi thật tội nghiệp, xa vòng tay yêu thương của cha mẹ nhưng đã có thầy cô bên cạnh các em" - thầy Ái tâm sự.

Thầy Huỳnh Thế Tiến - tổng phụ trách Đội của trường - kể những lúc có em nào bị đau ốm, dù nửa đêm các thầy cô cũng chở đi bệnh viện. "Rồi thầy cô chia nhau trực, chăm sóc các em, động viên, chia sẻ để học trò không thấy tủi hổ phận côi cút" - thầy Tiến bộc bạch.

Thầy Võ Đăng Chín - hiệu trưởng Trường PTDT bán trú THCS Trà Don - cho hay không chỉ có học trò mồ côi, nhiều học sinh không thuộc diện bán trú (có hỗ trợ của Nhà nước) trường vẫn nhận vào ở bán trú và được thầy cô nhận đỡ đầu. 

"Nhà trường phải bảo bọc các em vì nếu các em ở nhà thiếu tình thương, dạy dỗ của cha mẹ thì không còn ai dựa dẫm, nguy cơ bỏ học là rất cao cách đây hơn 10 năm rồi" - thầy Chín tâm sự.

Chia sẻ yêu thương

Thầy Võ Đăng Chín cho biết nhiều năm nay trường thường xuyên vận động các nhà hảo tâm quyên góp áo quần, tiền, sách vở, lương thực thực phẩm cho các em. Công đoàn nhà trường còn vận động thầy cô góp tiền để hỗ trợ, tặng quà các em lúc ốm đau, dịp lễ tết. "Thầy cô luôn coi các em là con của mình, bảo bọc, dạy dỗ các em, quyết không để đứa nào phải bỏ học vì côi cút" - thầy Chín nói.

Thầy Chín còn cho biết học sinh thuộc diện bán trú, được hưởng chế độ hỗ trợ của Nhà nước cũng biết san sẻ cho những bạn học sinh mồ côi không thuộc diện này. "Các em hiểu được sống có sự quan tâm, đùm bọc, chia sẻ yêu thương với nhau như vậy chúng tôi mừng lắm" - thầy Chín tâm sự.

TTO - Ngày cầm trên tay giấy báo trúng tuyển, cô bé đã bật khóc nức nở. Từng dòng nước mắt lăn dài như vỡ òa niềm hạnh phúc vô biên sau chuỗi tháng ngày nỗ lực không biết mệt mỏi.

LÊ TRUNG - TẤN LỰC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Nhiều thí sinh chờ có điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 rồi xét tuyển vì năm nay không còn xét tuyển sớm, trong khi nhiều trường đại học yêu cầu thí sinh nộp hồ sơ sớm trực tuyến, trực tiếp để phục vụ công tác xét tuyển.

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Trường Đại học Văn Hiến (mã trường DVH) hỗ trợ đặc biệt dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ và tham gia thành viên myU.

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Sau sáp nhập, TP.HCM có 5 trường THPT chuyên là những trường nào?

Sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM mới có 5 trường THPT chuyên.

Sau sáp nhập, TP.HCM có 5 trường THPT chuyên là những trường nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar