12/10/2024 16:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thầy chuyển trường về xuôi, học trò khóc như mưa, thầy cũng rơi nước mắt

Người thầy 13 năm dạy học trên non chuyển về TP Quảng Ngãi dạy học, biết tin học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Sơn Liên, huyện Sơn Tây khóc như mưa, bịn rịn không muốn chia tay thầy.

Thầy chuyển trường về xuôi, học trò khóc như mưa, thầy cũng rơi nước mắt - Ảnh 1.

Thầy Duy xúc động khi học trò khóc không muốn mình rời khỏi trường - Ảnh cắt từ video

Chiều 12-10, thầy Nguyễn Đăng Khoa - hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Sơn Liên - cho biết rất xúc động với hình ảnh học sinh khóc như mưa khi thầy Nguyễn Ngọc Duy chuyển công tác.

Biết tin thầy giáo chuyển trường, học trò các lớp vây quanh khóc như mưa

Học sinh khóc như mưa khi biết thầy về xuôi dạy học

Chia sẻ về đồng nghiệp, thầy Khoa bảo rằng thầy Duy là người giáo viên tuyệt vời. 13 năm gắn bó với giáo dục ở xã Sơn Liên (xã xa bậc nhất tỉnh) thầy Duy đã dành tất cả yêu thương cho lớp lớp học sinh nơi này.

"Có em bước vào lớp 1 đã gặp thầy Duy, nay lên lớp 9 và đang học tại trường. Hay tin thầy chuyển công tác đã không kìm được nước mắt. Giáo viên cũng khóc khi thấy trò dành yêu thương cho thầy lớn đến vậy", thầy Khoa nói.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, thầy Duy bảo tối 10-10 đã đến nhà bán trú của trường để tạm biệt học trò.

"Vốn dĩ tôi tới để tạm biệt các học trò và căn dặn các học trò lớp 4B tôi đang chủ nhiệm cố gắng học tập. Nhưng rất bất ngờ khi không chỉ học sinh lớp 4B mà học sinh cả trường òa khóc. Lúc đó tôi cũng nghẹn ngào, không ngờ học trò yêu quý mình đến vậy", thầy Duy kể lại.

Buổi chia tay xúc động ấy được một giáo viên ở trường quay lại. Trong video, thầy Duy cũng không kìm được nước mắt trước tình cảm yêu thương của học trò.

Thầy Nguyễn Ngọc Duy năm nay 38 tuổi, từ khi ra trường thầy bắt đầu đến vùng cao Sơn Liên giảng dạy. Thoáng chốc đã 13 năm trôi qua, những kỷ niệm với vùng cao này thầy Duy không thể kể hết.

Có những mùa mưa, đường sạt lở, những con suối "gầm gừ". Thế là các thầy cô ở lại trường cả tháng, phải đến làng đón trò tới lớp cho an tâm. Sau này có hệ bán trú, học sinh an tâm ở lại trường học chữ mà không phải đi lại khó khăn.

Nhưng trách nhiệm với trò lớn hơn nhiều, thầy cô phải sẻ chia, làm thay tất cả những yêu thương của cha mẹ.

"Có lẽ thời gian ở bán trú, tôi và các giáo viên gần gũi, lo lắng, chăm sóc nên bọn trẻ cảm nhận được và dành tình cảm yêu thương cho tôi nói riêng và giáo viên ở trường nói chung", thầy Duy trải lòng.

Xúc động, học sinh khóc như mưa khi thầy chuyển trường - Ảnh 2.

Thầy Duy chụp ảnh lưu niệm cùng học sinh lớp 4B do thầy chủ nhiệm - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Thầy chuyển trường về xuôi, học trò khóc như mưa, thầy cũng rơi nước mắt - Ảnh 3.

Học trò òa khóc, chẳng muốn chia tay người thầy dành tất thảy yêu thương cho mình - Ảnh cắt từ video

Đầy nỗi niềm khi chia tay vùng khó

Ngày 14-10 tới, thầy Duy sẽ chính thức giảng dạy tại Trường tiểu học Nghĩa Hà (TP Quảng Ngãi). Rời xa ngôi trường gắn bó 13 năm, thầy Duy có những nỗi niềm chung và riêng.

Nỗi riêng, về thành phố giảng dạy sẽ tiện chăm mẹ già đang ốm, hai con nhỏ mới 5 tuổi và 7 tuổi. Lâu nay, người vợ tần tảo chăm lo cho con để thầy an tâm công tác. Giờ về giảng dạy gần nhà, thầy Duy có thể bù đắp, sẻ chia nỗi vất vả của vợ những năm qua.

Còn với niềm chung, thầy buồn khi phải xã Sơn Liên - nơi thầy cống hiến trọn thanh xuân của mình. "Miền núi cái gì cũng khó, các em thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Để đến trường, theo con chữ các em phải cố gắng thật nhiều và rất cần giáo viên yêu thương để các em gắn bó với trường lớp.

Nhất định thời gian tới tôi sẽ ghé về thăm trường, thăm những học trò của mình. Tôi mong các em sẽ có những thành tích học tập tốt, thay đổi cuộc sống của mình", thầy Duy tâm sự.

Xúc động, học sinh khóc như mưa khi thầy chuyển trường - Ảnh 4.

Thầy Duy trong một lần đi dạy ở xã Sơn Liên thì gặp sạt lở - Ảnh: Đồng nghiệp thầy Duy cung cấp

Trên Facebook cá nhân, thầy Duy viết: "…Xin lỗi vì đã không thể tiếp tục cuộc hành trình cùng giáo dục Sơn Liên. Xin lỗi lớp 4B vì đã không cùng các em đi đến hết cuộc hành trình. Không gì hơn, kính chúc các anh chị em Trường PTDTBT TH&THCS Sơn Liên, các anh chị em đồng nghiệp Sơn Tây, và những người bạn, những người anh chị em Sơn Tây lời chúc sức khỏe, thành công. Hẹn gặp lại".

Video "học trò khóc như mưa tiễn thầy" lan truyền trên mạng xã hội khiến mọi người xúc động, những giáo viên cũng bùi ngùi tạm biệt người đồng nghiệp dễ thương.

"Từ hôm ấy đến nay, tôi vẫn rất buồn. Biết là Duy về xuôi công tác sẽ thuận tiện hơn cho việc chăm sóc mẹ già, con nhỏ. Nhưng đâu đó, tôi vẫn mong thầy Duy ở lại với nơi này. Cảm ơn thầy đã dành tất cả tình cảm cho giáo dục miền núi", thầy Nguyễn Đăng Khoa, hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Sơn Liên, nói.

Xúc động, học sinh khóc như mưa khi thầy chuyển trường - Ảnh 5.

Nhìn bọn trẻ vui vẻ với thầy, có thể thấy rõ sự gần gũi của tình thầy trò - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Người thầy hạnh phúc và tiết dạy cuối cùng

40 năm dạy học, chiều 17-11 thầy Lê Công Tuệ, giáo viên Trường THCS Nghĩa Thắng (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi), đã dạy tiết cuối cùng trước khi nghỉ hưu. Thầy Tuệ sống một đời giáo viên rất đẹp, tiết dạy cuối cùng thầy không buồn mà rất hạnh phúc...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây dựng với mục tiêu đào tạo nghề, giúp học viên có nơi thực hành trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao tay nghề để tạo ra thu nhập. Thế nhưng trung tâm hoàn thành đi vào sử dụng được 2 năm đã tạm dừng hoạt động.

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Liên quan đến vụ một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang "học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục", trưa 20-5, huyện Vĩnh Cửu đã chỉ đạo tạm dừng đi.

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu chấn chỉnh đạo đức nhà giáo và tăng cường phòng chống xâm hại học đường, bảo vệ trẻ em sau một số vụ việc nổi cộm trong ngành giáo dục trên địa bàn.

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai lên kế hoạch 5 ngày để lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên bay ra tỉnh Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar