06/09/2019 15:59 GMT+7

'Nhớ hoài cô giáo chở tôi về, bạn xúm xít đẩy xe qua dốc'

TRƯƠNG THỊ CHUNG
TRƯƠNG THỊ CHUNG

TTO - Nhìn bọn trẻ ngày nay đi học được cha đưa mẹ đón, tôi nhớ ngày xưa đi học bị bệnh được cô giáo chở về trên chiếc xe đạp sờn cũ, những đoạn dốc cao cô xuống xe dắt còn các bạn khác đi sau đẩy...

Nhớ hoài cô giáo chở tôi về, bạn xúm xít đẩy xe qua dốc - Ảnh 1.

Cô trò điểm trường Tắk Pổ, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh cô Trà Thị Thu cung cấp

Tôi nhớ như in ngày đầu đi học, mẹ dắt tôi đi bộ quãng đường gần 4 cây số mới đến được trường. Đến nơi, sau khi khai xong tên tuổi, nơi ở của tôi và gia đình để cô giáo vào sổ thì mẹ kéo tôi đến trước mặt cô và nói "Đây, em giao cháu cho cô giáo, học ngu không nghe lời cô cứ việc đánh vào nhé!". Rồi mẹ đi về, để lại tôi với các bạn quen có, lạ có.

Đường đến trường ấm áp, rộn niềm vui

Cảm giác bỡ ngỡ, sợ sệt dần qua đi khi hàng ngày cô dạy chúng tôi từng con chữ, dìu dắt chúng tôi qua những chập chững đầu tiên, làm quen trường lớp... Cô dạy chúng tôi biết cách gọi tên nhau chứ không phải gọi nhau bằng những cái tên ba mẹ gọi ở nhà như Tít, Na, Bẹp. Đến cả cách vệ sinh tay chân, tóc, áo cũng được cô chỉ bảo tỉ mẩn từng chút... Thế rồi tôi nghĩ "cô giáo khác gì mẹ mình đâu mà phải sợ!".

Những buổi trưa tan học chúng tôi dắt nhau đi bộ về nhà. Những chùm hoa, trái ngũ sắc bên đường là món quà ăn vặt tuyệt vời nhất với lũ trẻ chúng tôi lúc này. Và đó cũng chính là thủ phạm khiến đứa nào lỡ ăn nhiều quá bỏ cơm, bỏ khoai trong bữa trưa, vị chan chát còn đọng lại trên lưỡi của trái ngũ sắc làm ta mất cảm giác ngon khi ăn thứ khác.

Những ngày không kiếm được ngũ sắc, dũ dẻ hay những trái xương rồng để ăn, chúng tôi lại bày trò chơi. Hễ ngày đó đến lớp được cô giáo dạy chữ gì, số gì hay cách mặc áo, chào người lớn ra sao... thì trên đường về chúng tôi lại diễn y như thế.

Một đứa làm cô giáo, những đứa còn lại là học sinh, vừa đi vừa chơi trò lớp học. Bãi cát được dùng để làm bảng viết, phấn là những viên đá nhỏ bên đường hoặc nhành cây khô. Bây giờ nghĩ lại đó cũng là cách ôn bài hay.

Có hôm không chơi trò cô giáo, chúng tôi tinh nghịch véo mẩu nhựa đường sót lại trong phuy của mấy cô chú làm đường, vê lại thành bi để chơi.

Con đường đến trường của tôi ngày ấy còn đong đầy kỷ niệm tình thầy trò thiêng liêng, tình bè bạn cao cả. Còn nhớ buổi học hôm ấy, tôi bị ốm vì giờ ra chơi chạy nhảy nghịch ngợm dưới nắng, cô chủ nhiệm sốt sắng chườm mát, lau người hạ sốt cho tôi. Cô mua cho tôi hộp sữa, đó chính là lần đầu tiên trong đời tôi được uống sữa tươi.

Không có điện thoại để gọi phụ huynh như bây giờ, cô chở tôi trên chiếc xe đạp sờn cũ mà mỗi ngày cô dùng nó để đi qua hơn mười cây số đến lớp. Những đoạn dốc và ngược chiều gió không đạp nổi, cô vẫn không để tôi xuống đi bộ. Cô xuống xe dắt, còn các bạn khác đi sau đẩy, cứ thế cô trò chúng tôi vượt qua hết đoạn dốc này đến đoạn dốc khác về nhà.

Tôi nhìn thấy vạt áo cô ướt đẫm mồ hôi, tôi nghe thấy tiếng các bạn cười giòn tan phía sau mỗi khi cô và các bạn đẩy tôi qua được đoạn dốc.

Cho con hành trang đi học nhiều kỷ niệm

Vài hôm trước, tôi cũng chở cháu đến trường vì anh chị bận đi công tác, trên đường đi hai cô cháu ghé quán ăn sáng. Trong quán cũng có mấy phụ huynh chở con đi học, có chị vừa đút cho con ăn vừa giục nhanh lên kẻo trễ giờ.

Tôi nhìn cháu mình, nhìn đứa trẻ bàn cạnh bên rồi nhìn ra bên ngoài, bọn trẻ bây giờ đi học được đón đưa, chưa đến lớp chúng đã thuộc vanh vách từng con chữ, chưa khai giảng chúng đã được đi học thêm từ lúc bắt đầu nghỉ hè...

Thoáng nghĩ, liệu những cháu tôi, con tôi và bạn chúng bây giờ có còn không cảm giác hồi hộp trong ngày đầu đến lớp? Mặc nhiên là tôi không thể so sánh cuộc sống bây giờ của chúng nơi phố thị năng động này với tôi ngày xưa ở vùng nông thôn sáng phụ bố mẹ ra đồng chiều đến lớp, nhưng tôi vẫn muốn con mình mai này lớn lên, mỗi khi nghĩ đến ngày đầu tiên đi học, mỗi khi đi trở lại con đường quen thuộc nào đó sẽ có những kỷ niệm lưu lại trong con.

Vậy nên, cứ mỗi lần đưa con đến nhà trẻ hay được nhờ đón cháu từ trường về nhà, tôi cố ý đi chậm hơn một chút để con bé được nhìn ngắm những thứ xung quanh mình, thi thoảng lại reo lên khi bắt gặp điều gì đó mà nó thích...

Đường đến trường của con tôi, cháu tôi bây giờ không có những bông dũ dẽ dịu thơm, không có những bông ngũ sắc chen lẫn những chùm quả xanh, đen, cũng không có trò chơi véo nhựa đường làm bi để bắn... Nhưng tôi tin, nếu được người lớn lưu tâm, không cuốn con vào những xô bồ cuộc sống khi chúng còn quá bé thì mỗi ngày đến trường của con trẻ đều là hành trang đầy ắp những kỷ niệm về tình bạn, tình thầy, mùi mực mới trên trang vở mới sẽ còn vương mãi trong ký ức của các con đến ngày trưởng thành...

'Cô ơi đừng la rầy khi con viết sai, đừng khiến con sợ đi học'

TTO - Cô ơi, đừng để các con sợ đi học, sợ đến lớp đến trường. Các con còn cả một hành trình dài 12 năm phía trước. Điều quan trọng nhất lúc này không phải là con viết đẹp, con chăm ngoan mà là con vui thích đến lớp mỗi ngày.

TRƯƠNG THỊ CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn DTU với nhiều thí sinh điểm cao và Giải thưởng Sinh viên

Được ghi nhận là khối ngành đón rất nhiều Thủ khoa DTU qua các năm với điểm số trung bình luôn trên 9 điểm/môn, khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn của Đại học (ĐH) Duy Tân đã có rất nhiều bứt phá trong hơn 5 năm trở lại đây.

Khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn DTU với nhiều thí sinh điểm cao và Giải thưởng Sinh viên

Gần 23.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an, 1 'chọi' 9,7

Năm nay, có gần 23.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá của Bộ Công an, tăng gần 5.000 thí sinh so với năm ngoái.

Gần 23.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá của Bộ Công an, 1 'chọi' 9,7

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Doanh nghiệp nước ngoài kỳ vọng vào một thế hệ lao động Việt Nam vừa thạo công nghệ như AI, vừa có tư duy phản biện mạnh mẽ, để làm chủ chuỗi giá trị mới đang hình thành.

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Học đại học ngành nào sẽ được miễn học phí trong năm học mới?

Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học sẽ không phải đóng học phí.

Học đại học ngành nào sẽ được miễn học phí trong năm học mới?

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

MC Minh Trang - người sáng lập Làng Háo Hức - cho biết đã xin lỗi người mẹ cũng như nhờ chuyển lời xin lỗi đến bạn học sinh bị bắt nạt tại đây.

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar