05/03/2025 14:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thấu kính phẳng đầu tiên trên thế giới không làm biến dạng màu sắc

Lần đầu tiên trên thế giới, một thấu kính phẳng dùng trong kính thiên văn có thể tái hiện chính xác màu sắc, mở ra phương pháp chế tạo thấu kính ít cồng kềnh để đưa vào không gian với chi phí rẻ.

Thấu kính phẳng đầu tiên trên thế giới không làm biến dạng màu sắc - Ảnh 1.

Thấu kính phẳng sử dụng sự nhiễu xạ để lấy nét hình ảnh - Ảnh: University of Utah

Kính thiên văn đầu tiên sử dụng thấu kính/gương được gọi là kính thiên văn khúc xạ - là những thiết bị nhỏ thường được các nhà thiên văn học nghiệp dư hay những nhà thám hiểm muốn ngắm núi sử dụng.

Tuy nhiên hầu hết các thiết bị lớn hơn hiện nay đều dùng phương pháp gương cong (gương phản xạ). Đó là vì để bắt được nhiều ánh sáng hơn, thấu kính phải rộng hơn và do đó trở nên cồng kềnh và đắt tiền hơn.

Giáo sư Rajesh Menon, làm việc tại Đại học Utah (Mỹ), đã dẫn dắt nhóm nghiên cứu tìm ra cách để thay đổi điều đó, ít nhất là đối với các thiết bị trên không gian.

Theo trang IFLScience ngày 4-3, các thấu kính khúc xạ truyền thống dùng độ cong của thấu kính để bẻ cong ánh sáng. Thấu kính càng rộng thì càng thu được nhiều ánh sáng, cho phép chúng ta thấy được những thứ quá mờ so với mắt thường. Trong khi đó, những thấu kính dày hơn cho phép bẻ cong ánh sáng nhiều hơn, giúp tăng độ phóng đại lên.

Bên cạnh khúc xạ và phản xạ, ánh sáng cũng có thể thay đổi đường đi của nó thông qua nhiễu xạ. Điều này có nghĩa là chúng ta có cách thứ ba để lấy nét hình ảnh nhưng màu sắc lại bị méo mó khá nhiều. 

Mặc dù thấu kính nhiễu xạ được dùng trong thiên văn học, song nó chỉ hiệu quả với các ánh sáng cam và đỏ, đặt ra những hạn chế lớn.

Nhóm của ông Menon đã tạo ra 20.000 vòng nhiễu xạ trên một tấm wafer bằng kính theo cách cho phép một loạt các bước sóng được phóng đại cùng nhau. Khi ánh sáng chiếu vào thấu kính sẽ tạo ra màu sắc giống như trên đĩa CD. Wafer thường là miếng silicon cực mỏng dùng trong ngành bán dẫn.

Nhóm nghiên cứu đã chứng minh tính khả thi của phương pháp này bằng cách sử dụng thấu kính có đường kính 100mm và chụp ảnh Mặt trời và Mặt trăng. Thấu kính này đã chứng minh được tính phù hợp của nó với mọi bước sóng khả kiến và thậm chí cả bước sóng hồng ngoại.

Nhóm nghiên cứu kỳ vọng công trình của họ là bước đệm hướng tới việc tạo ra các thấu kính phẳng và nhẹ có khẩu độ cực lớn, với khả năng chụp ảnh đầy đủ màu sắc để ứng dụng trong các kính viễn vọng hay kính thiên văn trên không và trong vũ trụ.

Trọng lượng thiết bị rất quan trọng khi đưa vào không gian. Kính thiên văn nhỏ gọn cũng phù hợp với các khinh khí cầu hay máy bay. "Nếu thành công, những thấu kính phẳng này có thể tạo ra các hệ thống hình ảnh trên không và ngoài vũ trụ đơn giản hơn, rẻ hơn để quan sát thiên văn học và Trái đất", ông Menon cho biết.

Nhóm cũng đang nghiên cứu các thấu kính phẳng lớn hơn. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Applied Physics Letters.

Kính thiên văn lớn nhất thế giới nguy cơ không quan sát được vũ trụ vì ô nhiễm ánh sáng

Bầu trời đêm nguyên sơ phía trên một trong những đài quan sát thiên văn hàng đầu của Trái đất đang có nguy cơ ô nhiễm ánh sáng, khiến các nhà thiên văn học lên tiếng cảnh báo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học tuyên bố đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải mã ngôn ngữ của cá heo, với tiềm năng gợi mở cách thức liên lạc với trí tuệ ngoài Trái đất.

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar