13/07/2024 19:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kính thiên văn James Webb ghi lại cảnh hợp nhất các thiên hà

Hình ảnh được James Webb ghi lại cho thấy hai thiên hà chậm rãi hòa quyện trong màn sương mờ bao gồm các ngôi sao và khí, giống như chú chim cánh cụt đang ôm quả trứng vào lòng để bảo vệ.

Kính thiên văn James Webb ghi lại cảnh hợp nhất các thiên hà - Ảnh: REUTERS

Kính thiên văn James Webb ghi lại cảnh hợp nhất các thiên hà - Ảnh: REUTERS

Cơ quan Vũ trụ hàng không Mỹ (NASA) ngày 12-7 công bố hai bức ảnh chụp từ kính thiên văn không gian James Webb cho thấy hai thiên hà "Chim cánh cụt" và "Quả trứng" đang trong quá trình hợp nhất.

Hai bức ảnh được công bố nhân kỷ niệm hai năm NASA công bố những kết quả khoa học đầu tiên của đài quan sát vũ trụ này.

Hai thiên hà "Chim cánh cụt" và "Quả trứng" nằm cách Trái đất 326 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Hydra. Khi hợp nhất với nhau, chúng có tên gọi chung là Arp 142. 

Thiên hà "Chim cánh cụt" được gọi theo hình dáng bên ngoài, có tên gọi chính thức là NGC 2936, là một thiên hà hình xoắn ốc. Thiên hà "Quả trứng", cũng được đặt tên theo hình dạng elip của nó, có tên chính thức được gọi là NGC 2937. 

Hình ảnh được James Webb ghi lại cho thấy hai thiên hà chậm rãi hòa quyện trong màn sương mờ bao gồm các ngôi sao và khí, giống như chú chim cánh cụt đang ôm quả trứng vào lòng để bảo vệ.

Theo NASA, sự tương tác giữa hai thiên hà này bắt đầu từ 25 - 75 triệu năm trước và quá trình hợp nhất thành một thiên hà sẽ kết thúc sau hàng trăm triệu năm nữa.

Ra đời sau kính thiên văn Hubble, Webb được thiết kế với nhiều khả năng vượt trội. Webb quan sát vũ trụ chủ yếu ở vùng hồng ngoại, trong khi Hubble đã chủ yếu theo dõi ở khu vực bước sóng quang học và tia cực tím.

Nhiều phát hiện thú vị của James Webb

Kính thiên văn James Webb được triển khai từ năm 2021 và bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm sau đó. Webb đã định hình lại sự hiểu biết về vũ trụ sơ khai, cũng như giúp ghi lại những bức ảnh tuyệt đẹp về vũ trụ.

Kể từ khi hoạt động, James Webb đã quan sát các thiên hà chứa đầy các ngôi sao hình thành trong vòng vài trăm triệu năm sau vụ nổ Big Bang đánh dấu sự khởi đầu của vũ trụ khoảng 13,8 tỉ năm trước.

Nó cũng phát hiện ra những thiên hà sớm nhất được biết đến và cung cấp hiểu biết rõ hơn về các lĩnh vực như thành phần của các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời, được gọi là ngoại hành tinh, và bản chất của các vùng hình thành sao trong vũ trụ.

Kính thiên văn James Webb phát hiện các cụm sao cổ xưa nhất quan sát được từ trước đến nay

Năm cụm sao này xuất hiện 460 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, thời điểm tuổi của vũ trụ bằng 3% tuổi hiện tại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar