17/08/2023 16:22 GMT+7

Thai cạn ối, bác sĩ phát hiện bào thai mang gene bệnh hiếm gặp

Trong một lần khám thai tại địa phương, chị O. (29 tuổi, trú tại Hà Nội) tình cờ được phát hiện thai thiểu ối. Dù đã cố gắng thay đổi chế độ ăn, uống nhiều nước nhưng nước ối vẫn càng ngày càng giảm đến cạn ối.

Các bác sĩ Trung tâm Can thiệp bào thai - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thực hiện kỹ thuật cho sản phụ - Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Các bác sĩ Trung tâm Can thiệp bào thai - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thực hiện kỹ thuật cho sản phụ - Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Sau 4 tuần đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ nhưng vẫn không tìm được nguyên nhân gây cạn ối, chị O. đã tới Trung tâm Can thiệp bào thai của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, với mong muốn xin truyền ối cứu thai.

Tại Trung tâm Can thiệp bào thai, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, các bác sĩ chẩn đoán chị O. bị hết ối và không quan sát thấy nước tiểu trong bàng quang.

BS Nguyễn Thị Sim - phụ trách đơn vị can thiệp bào thai bệnh viện - đã tiến hành hội chẩn siêu âm 5D chuyên sâu và cho làm xét nghiệm để tìm nguyên nhân.

"Chúng tôi đã loại trừ tất cả các nguyên nhân gây thiểu ối cho bào thai. Không thấy bệnh lý người mẹ và cũng không ra nước, không ra máu âm đạo. Vì vậy, nghĩ nhiều nhất là thai nhi gặp vấn đề chức năng thận tiết niệu", bác sĩ Sim thông tin.

Theo bác sĩ Sim, ở giai đoạn đầu nước ối được hình thành từ dịch cơ thể người mẹ. Sau 16 tuần thì nước ối được hình thành chủ yếu là do nước tiểu của thai nhi tạo nên. Vì vậy, việc cạn ối có thể do chức năng thận tiết niệu của thai nhi hoặc mắc các bất thường di truyền.

Sản phụ được áp dụng phương pháp truyền dung dịch vào buồng ối. Tuy nhiên tại thời điểm siêu âm, do cạn ối, thai nhi bó chặt nên không còn khe ối nào. Vậy nên việc truyền ối hết sức khó khăn, các y bác sĩ đã rất khéo léo để xuyên kim được vào buồng ối một cách an toàn và truyền ối thành công.

Song song với việc truyền dung dịch vào buồng ối để có thể đánh giá đầy đủ thêm các bất thường hình thái của em bé trên siêu âm.

Các bác sĩ đã lấy 10 mol mẫu nước ối gửi đi giải trình tự gene để tìm các bất thường về di truyền cho thai.

Kết quả siêu âm hội chẩn sau truyền ối cho thấy thai nhi có 2 thận nhưng vẫn không quan sát thấy nước tiểu trong bàng quang. Sau một tuần tình trạng không cải thiện, nước ối lại dần cạn hết, tử cung bó chặt thai.

Hình ảnh siêu âm bất thường của thai nhi - Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Hình ảnh siêu âm bất thường của thai nhi - Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Sau khi có đủ các kết quả về di truyền phối hợp với chẩn đoán hình ảnh, thai được kết luận là mất chức năng 2 thận. Kết quả từ dịch ối cho thấy thai bị đột biến gene ACE ở mức đồng hợp tử (2 gene bệnh). Xét nghiệm máu bố và mẹ thai nhi thì thấy mỗi người bị đột biến một gene ACE. Như vậy, thai nhi đã bị di truyền gene bệnh từ cả bố và mẹ.

"Trước đó, từ năm 2012 trên thế giới đã có khuyến cáo về đột biến gene này. Theo đó, có 4 mã gene hóa hệ thống thận tiết niệu, nếu một gene lỗi sẽ gây ra vấn đề về thận cho thai nhi. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa thực hiện chẩn đoán trước sinh các gene này do giới hạn về kỹ thuật di truyền cũng như thai hết ối, không lấy được mẫu ối để làm xét nghiệm.

Đây là trường hợp lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam, xác định được gene hiếm gây bệnh loạn sản ống thận trên thai nhi", bác sĩ Sim thông tin.

Nếu sinh ra bé thì tiên lượng sống không cao do hỏng thận. Nên gia đình đã quyết định đình chỉ thai nghén.

Bố mẹ mang gene bệnh lặn, 25% con mang bệnh

"Trước đó, thai phụ từng một lần đình chỉ thai do thai lưu. Sau khi có kết quả, tuy không thể duy trì thai kỳ nhưng chị O. cùng gia đình cũng đã hiểu được rõ nguyên nhân về đột biến di truyền gây nên tình trạng hết ối của thai.

Khi bố mẹ cùng mang gene lặn nên tỉ lệ thai nhi mang gene là 25%. Vì vậy việc sàng lọc chọn lựa tránh phôi thai mang gene sẽ giúp có thai nhi mạnh khỏe. Hiện gia đình đã quyết định làm thụ tinh ống nghiệm, sàng lọc và chẩn đoán bệnh loạn sản thận cho phôi", bác sĩ Sim nói.

Theo bác sĩ Sim, việc tìm ra nguyên nhân thiểu ối của chị O. đã góp phần đáng kể cho y học bào thai và tư vấn di truyền tại Việt Nam. Từ đó, giúp các cặp vợ chồng mang gene bệnh có thêm cơ hội để tìm được con yêu khỏe mạnh sau này. Đồng thời, bổ sung thêm tư liệu vào nguồn dữ liệu gene hiếm trên thế giới.

Xét nghiệm bệnh lặn đơn gen góp phần cải thiện chất lượng dân số

Sẽ giảm đi rất nhiều những bệnh nhân từ trong bụng mẹ, các trường hợp khánh kiệt tài chính nếu như các cặp đôi chủ động thực hiện xét nghiệm tầm soát bệnh lặn đơn gen hay bệnh thể ẩn trước khi có con.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar