21/09/2020 09:01 GMT+7

5 bệnh lặn đơn gen nguy hiểm cần sàng lọc trước sinh

HƯƠNG THẢO
HƯƠNG THẢO

Thalassemia là 1 trong 5 bệnh lặn đơn gen phổ biến và nguy hiểm, gây ra nỗi đau và gánh nặng chi phí cho nhiều gia đình nhưng chưa được tầm soát đúng mức.

Nỗi đau mang tên 'bệnh đơn gen'

Vợ chồng anh L. T (39 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) không khỏi xót xa khi biết rằng cả cuộc đời của con trai mình sẽ gắn liền với bệnh viện để truyền máu và thải sắt, do bị tan máu bẩm sinh (Thalassemia).

Cách đây hai năm, khi thấy con trai cứ gầy yếu và chậm phát triển, anh T. đưa đi khám và phát hiện bé mắc bệnh Thalassemia, không thể chữa lành. "Vậy là kể từ 1 tuổi, cháu đã phải chịu đau đớn và đương đầu với bệnh tật, còn gia đình thì ngày càng khánh kiệt vì chi phí y tế quá cao, không biết khi nào mới có cơ hội chữa khỏi", anh T. khổ sở nói.

5 bệnh lặn đơn gen nguy hiểm  cần sàng lọc trước sinh - Ảnh 1.

Các bệnh lặn đơn gen được tầm soát khá dễ dàng với thực hiện xét nghiệm gen tìm ra người lành mang gen bệnh

Trường hợp con trai anh T. là một trong 12 triệu người Việt mang gen bệnh Thalassemia hiện nay. Và mỗi năm, cả nước có thêm 8.000 trẻ sinh ra mắc căn bệnh nguy hiểm này. Đây là 1 trong 5 bệnh lặn đơn gen phổ biến nhưng thường bị bỏ qua khâu tầm soát, gồm Thalassemia thể Alpha, Thalassemia thể Beta, rối loạn chuyển hóa đường galactose (trẻ sinh ra không uống được sữa mẹ và sản phẩm từ sữa), Phenylketon niệu gây rối loạn quá trình sản xuất protein hay thiếu hụt men G6PD tăng nguy cơ tán huyết (vỡ hồng cầu).

"Gần đây nhiều gia đình Việt đã ý thức được việc cần thực hiện sàng lọc dị tật di truyền do bất thường số lượng nhiễm sắc thể như Hội chứng Down; Edwards, Patau nhưng thường bỏ quên 5 bệnh lặn đơn gen nguy hiểm. Việc tiếp theo là làm sao để việc tầm soát 5 bệnh lặn đơn gen nguy hiểm, trong đó có Thalassemia cũng được các gia đình ý thức và đón nhận như NIPT", TS Giang Hoa - Phó viện trưởng Viện Di truyền Y học - Gene Solutions cho biết.

5 bệnh lặn đơn gen nguy hiểm  cần sàng lọc trước sinh - Ảnh 2.

TS Giang Hoa cho rằng các bệnh đơn gen là khá phổ biến ở Việt Nam nhưng chưa được tầm soát đúng mức.

Còn PGS.TS.BS Lê Hồng Cẩm - Giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Y Dược TP.HCM thì cho biết, dù đây là 5 bệnh khá phổ biến và nguy hiểm, nhưng nhiều năm trước thai phụ chưa có nhiều thông tin để đánh giá tầm quan trọng của việc tầm soát, bên cạnh đó là chi phí còn khá cao.

Trên thực tế, trước đây việc xét nghiệm các dị tật di truyền bằng NIPT và tầm soát 5 bệnh đơn gen nói trên rất khó khăn, chi phí đắt đỏ do phải phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài. Tuy nhiên, từ khi Viện Di truyền Y học - Gene Solutions ra đời và tiên phong nghiên cứu phát triển giải pháp xét nghiệm giải trình tự gen thế hệ mới NIPT trisure và triSure Carrier dành riêng cho người Việt, thì nhiều thai phụ đã được thụ hưởng thành tựu của xét nghiệm sản khoa hiện đại với chi phí hợp lý hơn.

Nỗ lực 'phổ thông hóa' xét nghiệm sàng lọc bệnh đơn gen

Không chỉ kéo giảm chi phí, để "phổ thông hóa" các xét nghiệm trên, Viện và Gene Solutions còn áp dụng chương trình hỗ trợ đặc biệt. Đó là khi chọn xét nghiệm NIPT triSure9.5 và triSure (sàng lọc các bất thường số lượng nhiễm sắc thể phổ biến như Down, Edwards, Patau,...), các thai phụ sẽ được xét nghiệm triSure Carrier miễn phí để sàng lọc 5 bệnh đơn gen.

Thai phụ nào dương tính với 1 trong 5 bệnh lặn này, chồng sẽ được hỗ trợ làm xét nghiệm miễn phí để xác định có phải là người lành mang gen cùng bệnh không, nếu kết quả dương tính thì em bé sinh ra có 25% nguy cơ mắc bệnh.

Không dừng lại ở đó, Viện sẽ tiếp tục xét nghiệm gen miễn phí cho thai nhi hoặc trẻ sau sinh. Việc tầm soát này là vô cùng cần thiết, giúp phát hiện sớm những bệnh di truyền lặn phổ biến cho trẻ, từ đó có thể can thiệp hoặc tăng hiệu quả điều trị.

5 bệnh lặn đơn gen nguy hiểm  cần sàng lọc trước sinh - Ảnh 3.

PGS.TS.BS Lê Hồng Cẩm - Giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng các cặp vợ chồng nên tầm soát các bệnh lặn đơn gen trước khi có kế hoạch sinh con.

"Tốt nhất, để phòng ngừa những bệnh này ở trẻ, các cặp vợ chồng trước khi có kế hoạch sinh con cần làm xét nghiệm để xem có cùng mang bệnh lặn đơn gen hay không. Nếu bố mẹ cùng mang gen bệnh thì có thể lựa chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó chọn phôi khỏe mạnh để chuyển vào tử cung và bố mẹ có thể an tâm sinh ra em bé không mắc bệnh đơn gen", PGS.TS.BS Lê Hồng Cẩm khuyến cáo.

Theo TS Giang Hoa, thai phụ nào cũng có thể chủ động thực hiện xét nghiệm triSure Carrier để sàng lọc bệnh lặn đơn gen trong quá trình chăm sóc thai kỳ. Nói thêm về mức độ nguy hiểm của 5 bệnh này, TS Giang Hoa cho biết, trong trường hợp thể bệnh nặng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thai nhi hoặc trẻ sẽ có khả năng nguy hiểm đến tính mạng.

Đến thời điểm hiện tại, 5 bệnh này đều chưa có phương pháp điều trị triệt để, chủ yếu dựa vào các biện pháp trị liệu hỗ trợ. Theo thống kê, mỗi năm chỉ tính riêng việc điều trị cho bệnh nhân Thalassemia đã cần đến 480.000 đơn vị máu và phí điều trị cho số bệnh nhân này khoảng 2.000 tỷ đồng.

Đây là con số đáng báo động, tạo ra gánh nặng cho các gia đình và xã hội cũng như ngành y tế. Do đó, các chuyên gia nhận định, việc tầm soát hiệu quả sẽ giúp kéo giảm tỷ lệ trẻ mắc 5 bệnh lặn đơn gen kể trên, đồng thời góp phần cải thiện chất lượng dân số.

*Tên nhân vật đã được thay đổi vì sự bảo mật thông tin cá nhân.

Ứng dụng xét nghiệm giải trình tự gen vào đa lĩnh vực, hướng đến nền y học chính xác

Hiện nay, kỹ thuật xét nghiệm gen do Viện Di truyền Y học - Gene Solutions phát triển đã được ứng dụng hiệu quả tại Việt Nam, giúp giải mã nhiều căn bệnh mà trước đây thuộc về phạm trù bí ẩn, không thể tìm ra nguyên nhân. Đồng thời, các xét nghiệm này còn được ứng dụng vào đa lĩnh vực, gồm tầm soát, chẩn đoán - điều trị bệnh mạn tính và ung thư di truyền; xác định các bệnh hiếm và chăm sóc sức khỏe sinh sản, từ đó góp phần phát triển nền y học chính xác, nâng cao năng lực dự phòng và quản lý bệnh di truyền tại Việt Nam.

HƯƠNG THẢO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar