15/07/2025 09:29 GMT+7

Thói quen mặc quần bó, lười uống nước tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu

Người phụ nữ 42 tuổi (Hà Nội) nhập viện trong tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu. Bệnh nhân có thói quen thường xuyên mặc quần bó sát và cũng lười uống nước.

viêm đường tiết niệu - Ảnh 1.

Chuyên gia khuyến cáo cần uống đủ nước mỗi ngày khoảng 0,4l/10kg thể trọng, chia đều trong ngày - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bà N.T.T. (42 tuổi, Hà Nội) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện E trong tình trạng rối loạn tiểu tiện nặng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu. Đáng nói bà T. cho biết hầu như tháng nào cũng bị viêm tiết niệu tái phát nhưng vẫn cố chịu đựng và tự điều trị.

Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ Mai Văn Lực - khoa phẫu thuật thận tiết niệu và nam học, Bệnh viện E (Hà Nội) - cho biết: "Bệnh nhân này là một trường hợp điển hình bị viêm đường tiết niệu tái diễn nhiều lần do những sai lầm phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải".

Theo kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy bạch cầu niệu 500 bc/µL; hồng cầu niệu 200 hc/µL; Nitrite dương tính (NIT +), cho thấy có nhiễm khuẩn tiết niệu. Khám chuyên khoa sản ghi nhận kèm theo viêm âm đạo.

Bác sĩ Lực cho biết thêm qua khai thác bệnh nhân có thói quen thường xuyên mặc quần bó sát.

"Đây là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng nhiệt độ vùng kín, giữ ẩm tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, nữ bệnh nhân cũng lười uống nước. Lượng nước hằng ngày không đủ khiến đường tiết niệu dễ bị cô đặc, vi khuẩn dễ bám vào và phát triển", bác sĩ Lực cho hay.

Thêm vào đó, bệnh nhân có thói quen tự mua thuốc điều trị. Những lần đầu có biểu hiện tiểu buốt nhẹ tự ra hiệu thuốc để mua kháng sinh uống. Sau vài ngày thấy đỡ thì lại dừng thuốc.

"Việc dùng thuốc không đúng, không đủ liều khiến bệnh không khỏi hẳn, vi khuẩn nhờn thuốc, tái phát nhanh và nặng hơn ở những lần sau", bác sĩ Lực cảnh báo.

Theo chuyên gia này, viêm đường tiết niệu là bệnh phổ biến, đặc biệt trong mùa hè. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh dễ tái phát, kéo dài, gây biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Để phòng ngừa, bác sĩ Lực khuyến cáo người dân cần uống đủ nước mỗi ngày khoảng 0,4l/10kg thể trọng, chia đều trong ngày. Không uống vặt từng ngụm, nên uống mỗi lần 100-200ml, cách nhau 2 giờ.

Đặc biệt, không tự ý chẩn đoán hay mua thuốc. Nhiều triệu chứng giống nhau nhưng nguyên nhân khác nhau. Tự điều trị có thể khiến bệnh tái phát hoặc dẫn đến tình trạng kháng thuốc.

Tìm đến bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu ngay khi có triệu chứng bất thường. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm, chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Tuân thủ 100% hướng dẫn của bác sĩ. Kể cả khi thấy đỡ rồi cũng phải uống hết thuốc, tái khám đúng hẹn để đảm bảo vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo tình trạng bệnh đã hết hẳn.

Vệ sinh cá nhân đúng cách, sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp, tránh xà phòng hoặc chất gây kích ứng và lựa chọn trang phục thoáng mát, không quá chật, bí.

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ và cách phòng tránh

Tôi là nữ, năm nay 37 tuổi, gần đây tôi thường bị đi tiểu buốt, tiểu nhiều lần, vừa tiểu xong lại có cảm giác buồn đi nữa, rất khó chịu. Xin hỏi bác sĩ có phải tôi bị viêm đường tiết niệu không?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loại trái cây quen thuộc ăn 2 quả mỗi ngày có thể giảm nguy cơ ung thư

Có một loại trái cây được các bác sĩ đánh giá cao khả năng cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ ung thư.

Loại trái cây quen thuộc ăn 2 quả mỗi ngày có thể giảm nguy cơ ung thư

Không kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần, có lý do nào 'ẩn giấu' sau toa thuốc 28 ngày?

Sau phản ánh về việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân mãn tính, nhiều bạn đọc đã phản hồi, hé mở những bất cập khó ngờ đằng sau chính sách mới.

Không kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần, có lý do nào 'ẩn giấu' sau toa thuốc 28 ngày?

Đột phá da nhân tạo sinh học giúp trị bỏng nhanh, an toàn

Loại da nhân tạo này hoàn toàn được tạo ra từ chính tế bào của bệnh nhân, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, làm lành vết thương nhanh gấp đôi so với phương pháp hiện tại.

Đột phá da nhân tạo sinh học giúp trị bỏng nhanh, an toàn

Ăn hạt chia mỗi ngày trong 2 tuần sẽ giúp giảm cân, đẹp da?

Video lan truyền trên mạng nói việc ăn hạt chia giúp tiêu hóa tốt, giảm đầy hơi ngày đầu, da đẹp tóc mượt từ ngày thứ ba.

Ăn hạt chia mỗi ngày trong 2 tuần sẽ giúp giảm cân, đẹp da?

Chuyên gia cảnh báo: Cúm không phải bệnh vặt

Người cao tuổi với hệ miễn dịch suy giảm, mắc nhiều bệnh lý nền cùng lúc mắc thêm cúm dễ trở nặng, gặp nhiều biến chứng, cần chủ động phòng ngừa.

Chuyên gia cảnh báo: Cúm không phải bệnh vặt

Chân đau nhức, mạch máu lộ rõ cảnh báo bệnh lý đang đe dọa 1/3 người trưởng thành

Thường xuyên bị đau nhức, phù chân sau một ngày dài đứng hoặc ngồi nhiều. Những dấu hiệu tưởng chừng đơn giản này có thể là biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch, căn bệnh đang âm thầm đe dọa tới 1/3 người trưởng thành Việt Nam.

Chân đau nhức, mạch máu lộ rõ cảnh báo bệnh lý đang đe dọa 1/3 người trưởng thành
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar