16/03/2025 14:16 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tên mới sau sáp nhập: Hai, ba tỉnh sáp nhập nên chọn tên một tỉnh hiện có?

Chuyên gia cho rằng khi sáp nhập tỉnh thành, việc chọn tên sẽ theo nhiều tiêu chí nhưng có thể nghiên cứu lấy tên một tỉnh, thành hiện có để chọn làm tên mới.

Sáp nhập tỉnh thành: Nghiên cứu lấy tên một tỉnh thành hiện có - Ảnh 1.

Một góc Hà Nội hiện nay. Năm 2008, tỉnh Hà Tây đã sáp nhập vào Hà Nội và lấy tên là Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh, và giảm khoảng 60 - 70% đơn vị hành chính cấp cơ sở (cấp xã) so với hiện nay.

Việc đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh, theo gợi ý của Thủ tướng Phạm Minh Chính, là phải có tính kế thừa.

Tên gọi mới sau sáp nhập phải ngắn gọn, kế thừa, hướng đến phát triển

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Như Tiến - cựu đại biểu Quốc hội, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục (nay là Ủy ban Văn hóa và Xã hội), cho rằng vấn đề tên gọi của các tỉnh sau sáp nhập luôn nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận, nhân dân.

Ông Tiến cho rằng khi các tỉnh sáp nhập vào nhau thì tiêu chí chọn tên gọi mới phải được nghiên cứu, đánh giá cụ thể, trong đó đảm bảo ngắn gọn, lịch sử, truyền thống, kế thừa, hướng đến phát triển và nhận được sự đồng thuận của nhân dân.

Từ thực tế, ông Tiến đề xuất một số giải pháp đặt tên mới của tỉnh sau sáp nhập.

Thứ nhất, với các tỉnh từng sáp nhập nhiều năm trước, sau đó tách ra và nay nếu được sáp nhập lại, ông Tiến đề xuất nghiên cứu là giữ tên truyền thống đã từng được đặt. Việc này giúp giữ lại tên truyền thống.

"Việc lấy lại tên cũ cũng là một giải pháp tốt để giữ truyền thống, nhớ về thời kỳ hào hùng của các địa phương", ông Tiến nêu.

Thứ hai, theo ông Tiến không nhất thiết khi 2 hay 3 tỉnh sáp nhập với nhau lại lấy ở mỗi tỉnh một từ ghép lại thành tên, mà có thể nghiên cứu đặt tên mới hoàn toàn.

Việc này ông Tiến nói cần phải được nghiên cứu, đánh giá rất kỹ càng dựa trên các tiêu chí cụ thể, nhất là về văn hóa, lịch sử, kinh tế, truyền thống... của các địa phương được đề xuất sáp nhập với nhau để đặt tên mới.

Thứ ba, ông Tiến đề xuất, có thể nghiên cứu khi 2 hay 3 tỉnh sáp nhập với nhau thì chọn tên một địa phương trong số đó làm tên chính.

Việc chọn này dựa trên nhiều tiêu chí, nhưng địa phương được chọn tên đó nên được xác định là trung tâm, có dân số, nền văn hóa, lịch sử mang tính bao trùm, điều kiện phát triển tốt hơn để dẫn dắt, bổ sung thêm điều kiện phát triển cho địa phương còn lại.

Ông Tiến dẫn ví dụ, trước đây năm 2008 khi Hà Tây và một số địa phương của Vĩnh Phúc, Hòa Bình sáp nhập với Hà Nội cũng vẫn lấy tên là Hà Nội.

Do vậy, nếu thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền thấy rằng cần nhập thêm một số địa phương vào TP.HCM hay TP Hải Phòng, TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ... để mở rộng không gian, tạo điều kiện, tiềm lực cho phát triển thì hoàn toàn nên giữ nguyên tên của các thành phố này.

"Đây là một phương án để sáp nhập các tỉnh, thành có thể chọn tên tỉnh, thành được xác định là trung tâm bao trùm, có ảnh hưởng lớn hơn làm tên mới.

Tất cả đều phải có sự định hướng của cấp có thẩm quyền, đánh giá, nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, tạo sự đồng thuận, phát triển", ông Tiến nói thêm.

Nên xem xét trong từng trường hợp cụ thể

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn tỉnh Hải Dương) đánh giá tên gọi của tỉnh sau sáp nhập là vấn đề được đông đảo người dân quan tâm.

Bà nói khi sáp nhập, địa phương nào cũng muốn giữ lại tên gọi của mình, bởi gắn liền với truyền thống, lịch sử, văn hóa.

Tuy nhiên bà Nga cho rằng cần suy nghĩ theo chiều hướng mới và sâu xa hơn, bởi sáp nhập tỉnh không phải để xóa sổ đi địa phương nào, cũng không phải để ai mất quê hương, mà mục tiêu hướng đến để cho địa phương, đất nước phát triển hơn.

Về việc đặt tên cho một tỉnh mới sau sáp nhập, theo bà Nga cũng phải căn cứ trên rất nhiều tiêu chí.

Trong đó, tên gọi mới sau sáp nhập có thể giữ lại tên một tỉnh hiện tại. Việc lựa chọn theo phương án này nếu 2 hoặc 3 tỉnh sáp nhập lại sẽ giúp tiết kiệm và đỡ cho ít nhất 1/3 đến 1/2 người dân ở địa phương không bị ảnh hưởng do làm lại giấy tờ.

Cùng với đó, cũng có thể lấy lại tên gọi cũ trước đây, cũng có thể là một tên gọi mới dựa trên cơ sở tên gọi từ các tỉnh...

Bà Nga nhấn mạnh đây là vấn đề khoa học cần phải nghiên cứu kỹ và không có công thức chung cho việc này, phải xem xét trong từng trường hợp cụ thể.

"Dù theo phương án nào, tôi mong muốn sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân. Tỉnh không giữ được tên cũ nhưng cũng không có nghĩa bị lép vế hay mất mát.

Chủ trương sáp nhập để có sự phát triển đồng đều, phát huy được tối đa năng lực của từng vùng. Do vậy khi sáp nhập sẽ không có chuyện tỉnh này phát triển hơn, tỉnh kia kém đi. Sau sáp nhập sẽ có sự phát triển đảm bảo đồng đều...", bà Nga nhấn mạnh.

Sáp nhập tỉnh thành: Nên chọn tên nào cho phù hợp?

Các chuyên gia, đại biểu Quốc hội cho rằng vấn đề tên gọi của tỉnh khi sáp nhập phải mang yếu tố lịch sử, kế thừa, dễ gọi và hướng đến sự phát triển chung.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Phó thủ tướng chỉ đạo lo nguồn vốn làm cao tốc Đà Lạt - Nha Trang

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất nguồn vốn để thực hiện đường cao tốc Đà Lạt - Nha Trang trong giai đoạn 2026 - 2030.

Phó thủ tướng chỉ đạo lo nguồn vốn làm cao tốc Đà Lạt - Nha Trang

Xe tải đang chạy bất ngờ tông sập nhà dân, bé gái 1 tuổi trong nhà tử vong

Chiếc xe tải bất ngờ tông vào nhà dân ở thôn Tân Thành (xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) khiến bé gái 1 tuổi qua đời, chị của bé bị thương.

Xe tải đang chạy bất ngờ tông sập nhà dân, bé gái 1 tuổi trong nhà tử vong

Cần Thơ triển khai nội dung kết luận Thanh tra Chính phủ liên quan đến sai phạm đất đai

Việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra liên quan đến sai phạm đất đai hoàn thành chậm nhất trong tháng 6-2025.

Cần Thơ triển khai nội dung kết luận Thanh tra Chính phủ liên quan đến sai phạm đất đai

Tìm thấy thi thể tài xế lái máy múc bị nước cuốn mất tích ở Bình Dương

Chiều 11-5, sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng cứu hộ, cứu nạn Công an tỉnh Bình Dương đã tìm thấy ông Võ Văn P. (36 tuổi, quê Long An), tài xế lái máy múc bị nước cuốn trôi sau cơn mưa lớn.

Tìm thấy thi thể tài xế lái máy múc bị nước cuốn mất tích ở Bình Dương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar