13/03/2025 21:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sáp nhập tỉnh thành: Nên chọn tên nào cho phù hợp?

Các chuyên gia, đại biểu Quốc hội cho rằng vấn đề tên gọi của tỉnh khi sáp nhập phải mang yếu tố lịch sử, kế thừa, dễ gọi và hướng đến sự phát triển chung.

Sáp nhập tỉnh thành: Nên chọn tên nào cho phù hợp? - Ảnh 1.

Một góc thành phố Hà Nội hiện nay. Từ năm 2008 Hà Tây đã được sáp nhập vào Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Tại phiên họp của Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm 60 - 70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay.

Tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu việc sắp xếp đơn vị hành chính ngoài tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, xem xét các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế-xã hội, hạ tầng...

Đặc biệt, việc đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh phải có tính kế thừa.

Nên mang yếu tố lịch sử, kế thừa

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Túc, ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nêu rõ qua theo dõi, tiếp xúc, lắng nghe nhân dân cho thấy đều rất đồng tình với chủ trương sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp huyện, tiếp tục sáp nhập cấp xã.

Ông cho hay cùng với việc chọn đặt "thủ phủ" ở đâu thì vấn đề tên gọi của tỉnh khi sáp nhập là vấn đề được nhân dân rất quan tâm.

Ông nhắc lại việc trước đây chúng ta từng có rất nhiều tỉnh được sáp nhập vào rồi tách ra như Bắc Thái tách thành Thái Nguyên, Bắc Kạn; Vĩnh Phú tách thành Phú Thọ, Vĩnh Phúc; Hải Hưng tách thành Hải Dương, Hưng Yên; Hà Bắc tách thành Bắc Ninh, Bắc Giang; Nghệ Tĩnh tách thành Nghệ An, Hà Tĩnh; Bình Trị Thiên tách thành Quảng Bình, Quảng Trị và TP Huế...

"Hiện nay đang xây dựng phương án sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh thì có thể sẽ tiến hành sáp nhập 2 tỉnh, thậm chí 3 tỉnh lại với nhau. Nếu sáp nhập như vậy thì tên gọi của tỉnh mới sẽ là gì? Lấy tên cũ của một trong số các tỉnh, ghép tên các tỉnh hay đặt tên mới?

Tất cả những nội dung này phải có nghiên cứu, đánh giá kỹ càng, lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, người dân ở địa phương để tạo đồng thuận", ông Túc nói.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng vấn đề tên gọi của tỉnh khi tiến hành sáp nhập cần nghiên cứu, đánh giá kỹ và lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học.

Song ông cũng nhìn nhận việc khôi phục tên gọi từng tồn tại trong một giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc cũng là phương án có thể nghiên cứu, xem xét.

Ông dẫn chứng như tỉnh Cửu Long trước kia được sáp nhập bởi 2 tỉnh gồm Trà Vinh, Vĩnh Long; tỉnh Cao Lạng là cách gọi chung của 2 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn; tỉnh Hà Nam Ninh là tên gọi của 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình...

"Những địa danh từng có trong lịch sử mà giờ có thể được khôi phục cũng tốt. Nhưng quan trọng là khi sáp nhập lại, với những địa danh có truyền thống lâu đời cũng cần phải giữ lại cho phù hợp”, ông Hòa nêu.

Ông nhấn mạnh tên gọi mới của các tỉnh sáp nhập sau khi được nghiên cứu, đánh giá, lấy ý kiến sẽ được cấp có thẩm quyền quyết định, tuy nhiên cần đảm bảo tên đó mang yếu tố lịch sử, kế thừa, dễ gọi, dễ đi vào lòng người và quan trọng phải được người dân chấp nhận.

Chọn một trong các tên hiện có?

PGS.TS Ngô Thành Can, giảng viên cao cấp Học viện Hành chính và Quản trị công, cho hay đúng là khi tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính, nhiều người lo cái đầu tiên là "tên mới sẽ là gì". Bởi vấn đề này còn liên quan đến một số thủ tục hành chính, giấy tờ...

Theo PGS Can, qua các hội thảo, ý kiến chuyên gia cho thấy khi chọn tên của tỉnh sáp nhập phải tính toán kỹ càng để đảm bảo sự phù hợp, phát triển chung, tiết kiệm, không gây ra xáo trộn, tốn kém lớn.

"Nếu sáp nhập 2 hoặc 3 đơn vị sáp nhập với nhau thì tại sao cần có tên mới hay ghép chung vào để phải làm lại toàn bộ.

Thay vào đó, căn cứ trên các phương diện, có thể chọn 1 cái tên trong số các tên đó, khi đó ít nhất 1/3 đến 1/2 không phải thay đổi gì cả. Điều này sẽ giúp tiết kiệm hơn. Chúng ta đừng nhìn vào nhau để khắt khe từng cái một, mà hãy nhìn theo hướng chung.

Còn chắc chắn dù tên nào đó ở giai đoạn này không được dùng nhưng vẫn sẽ tồn tại trong nhóm cộng đồng đó, chứ không hề mất hẳn đi", PGS Can nêu.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, cho rằng khi đặt tên cho tỉnh mới sau sáp nhập phải căn cứ trên rất nhiều yếu tố khác nhau.

Bà cho rằng tên gọi mới có thể giữ lại tên một địa phương hiện tại, cũng có thể lấy lại tên gọi cũ trước đây, cũng có thể là một tên gọi mới dựa trên cơ sở tên gọi từ các tỉnh...

"Đây là vấn đề cần nghiên cứu khoa học, đánh giá kỹ càng và không có công thức chung. Vì vậy phải xem xét trong từng trường hợp cụ thể.

Nhưng dù phương án nào cũng cần tạo được sự đồng thuận của người dân và hướng đến sự phát triển chung của địa phương", bà Nga nói thêm.

Đặt tên các tỉnh thành sau sáp nhập phải phù hợp lịch sử, văn hóa

Thủ tướng yêu cầu ngoài tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số cần xem xét các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương, vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Đề xuất, giới thiệu nhân sự sau sắp xếp tuyệt đối tránh tiêu cực, tư tưởng cục bộ, lợi ích nhóm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý tuyệt đối tránh tiêu cực và phải công tâm, khách quan trong đề xuất, giới thiệu nhân sự sau sắp xếp.

Đề xuất, giới thiệu nhân sự sau sắp xếp tuyệt đối tránh tiêu cực, tư tưởng cục bộ, lợi ích nhóm

Người dân xóm trọ ở Thủ Đức gượng dậy sau trận mưa 'nhấn chìm' nửa căn nhà

Sáng 11-5, sau cơn mưa lớn hôm qua, nước rút, người dân tại hẻm 789 tỉnh lộ 43, phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) tất bật dọn dẹp.

Người dân xóm trọ ở Thủ Đức gượng dậy sau trận mưa  'nhấn chìm' nửa căn nhà

Một phụ nữ bị xe tải cán ở trung tâm Nha Trang

Các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Khánh Hòa đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông ở trung tâm Nha Trang khiến một người phụ nữ tử vong.

Một phụ nữ bị xe tải cán ở trung tâm Nha Trang

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tuổi Trẻ Online trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết 'Động lực mới cho phát triển kinh tế' của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Đường gần 35 tỉ không có ai đi vì đâm thẳng ra ruộng lúa, chờ có khu dân cư

Tuyến đường 2 làn xe, tổng số tiền đầu tư 35 tỉ đồng nhưng đâm thẳng ra ruộng lúa, chờ ngày có khu dân cư trong tương lai.

Đường gần 35 tỉ không có ai đi vì đâm thẳng ra ruộng lúa, chờ có khu dân cư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar