13/03/2025 08:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đặt tên các tỉnh thành sau sáp nhập phải phù hợp lịch sử, văn hóa

Thủ tướng yêu cầu ngoài tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số cần xem xét các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng...

Đặt tên các tỉnh thành sau sáp nhập phải phù hợp lịch sử, văn hóa - Ảnh 1.

Một góc khu vực An Khánh, Hoài Đức trước đây thuộc Hà Tây và từ năm 2008 tỉnh Hà Tây đã được sáp nhập vào Hà Nội - Ảnh: THÀNH CHUNG

Tại cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì ngày 12-3, về nguyên tắc và tiêu chí sắp xếp, Thủ tướng yêu cầu ngoài tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số cần xem xét các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng...

Về tên gọi các tỉnh thành sau sáp nhập cũng là yếu tố được quan tâm.

Thủ tướng lưu ý việc đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh phải có tính kế thừa; việc chọn trung tâm hành chính - chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.

Việc này nhằm đảm bảo tăng cường hơn nữa thẩm quyền, nêu cao tinh thần tự lực, tự chủ, tự cường của cấp địa phương. Chính quyền gần dân hơn, sát dân hơn, giải quyết công việc cho dân thuận lợi hơn; mang lại lợi ích cho người dân nhiều hơn.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng người dân từng tỉnh thành luôn có mong muốn giữ gìn được tên gọi, giá trị ký ức và lưu giữ những địa danh quen thuộc, những địa danh mà tổ tiên để lại là chính đáng.

Song việc đặt tên cần lưu ý là vừa phải gợi nhớ quá khứ nhưng cũng cần gắn với hiện đại và nhu cầu phát triển. Vì vậy vấn đề này cần được bàn thảo kỹ lưỡng và có các tiêu chí cụ thể, có thể lấy ý kiến nhân dân.

Còn GS.TS Võ Đại Lược - nguyên viện trưởng Viện Kinh tế thế giới - cho rằng trước đây khi nhập các tỉnh thành, có nhiều địa danh đã đi vào lịch sử như Bắc Thái, Cao Lạng, Hà Nam Ninh, Hải Hưng, Hoàng Liên Sơn, Nghệ Tĩnh, Nghĩa Bình, Phú Khánh…

Vì vậy ông nói có thể tham khảo thêm cách đặt tên gọi này để lựa chọn tên gọi phù hợp nhất, lấy ý kiến của nhân dân.

Hoặc có thể lựa chọn phương án là sau khi hợp nhất các tỉnh thành, nơi lựa chọn khu đô thị trung tâm gắn với những địa danh có tính lịch sử và có nhiều dấu ấn, có thể giữ lại tên gọi của một tỉnh làm tên đại diện chung.

Nghiên cứu sáp nhập tỉnh: Giữ tên cũ hay đặt tên hoàn toàn mới?

Đại biểu Bùi Hoài Sơn cho rằng việc lựa chọn tên gọi nếu sáp nhập tỉnh không chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà còn mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử và bản sắc địa phương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar