20/09/2023 13:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tăng giá EVN vẫn lỗ vài chục nghìn tỉ, chính sách giá điện bị 'chê' bất cập

Dù đã điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng ở mức 3% nhưng cơ chế giá điện được đánh giá là bộc lộ bất cập, chưa đồng bộ với thực tế phát triển thị trường điện.

Cơ chế điều chỉnh giá điện được cho là bất cập - Ảnh: N.KH.

Cơ chế điều chỉnh giá điện được cho là bất cập - Ảnh: N.KH.

Báo cáo của Chính phủ thực hiện nghị quyết Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong lĩnh vực công thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình ký, nêu rõ việc điều hành giá điện tiếp tục được thực hiện theo quy định tại quyết định số 24 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Tăng giá điện 3% giải quyết một phần khó khăn cho EVN

Theo đó, từ cuối năm 2020 đến hết 2022, giá điện đã được Chính phủ, bộ, ngành và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giữ ổn định. Trong các năm 2020, 2021, dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của doanh nghiệp và đời sống người dân. Vì vậy, EVN đã có 5 đợt hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện với tổng số tiền hỗ trợ khoảng 15.234 tỉ đồng cho 65,462 triệu khách hàng.

Tuy vậy từ cuối quý 1-2022, giá nhiên liệu tăng cao làm chi phí mua điện của EVN tăng cao, ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của EVN. Trên cơ sở đánh giá kỹ các tác động đến tình hình vĩ mô và khách hàng sử dụng điện, giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 đã được EVN điều chỉnh tăng ở mức 3% từ ngày 4-5.

Báo cáo chỉ ra đây là mức điều chỉnh tăng thấp nhất theo quy định tại quyết định số 24 nhằm giảm thiểu tác động đến nền kinh tế vĩ mô, sản xuất của doanh nghiệp và đời sống người dân, đồng thời cũng giải quyết một phần khó khăn về tình hình tài chính và dòng tiền của EVN.

Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định thời gian tới, giá điện sẽ tiếp tục được điều hành theo quyết định số 24. Đồng thời, bộ hiện đang nghiên cứu sửa đổi quyết định 24 để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh giá điện, có tính đến quá trình thực hiện thời gian qua và phù hợp với giai đoạn sắp tới, báo cáo Thủ tướng xem xét và quyết định.

Tuy vậy trong báo cáo thẩm tra do tổng thư ký Quốc hội gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề đã đánh giá, dù đã triển khai các giải pháp điều chỉnh giá điện, đảm bảo cung ứng điện, song cơ chế giá bán lẻ điện chưa đồng bộ với thực tế phát triển thị trường điện, không phản ánh kịp thời chi phí nhiên liệu đầu vào cũng như khan hiếm cung - cầu điện...

Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giá điện, đảm bảo minh bạch

Khung pháp lý cho việc tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh vẫn chưa được hoàn thiện. Các nhà máy điện tái tạo được xây dựng theo tư duy “giá FIT” gặp nhiều rủi ro khi tham gia chào giá trên thị trường điện cạnh tranh.

Thêm vào đó, chính sách pháp luật về giá điện còn bộc lộ một số bất cập. Bao gồm việc luật hóa cơ chế điều chỉnh giá điện, chưa có quy định về giá phân phối điện, “giá phân phối điện” sẽ do Nhà nước điều tiết tương tự “giá truyền tải điện”; phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch; hợp đồng mua bán điện...

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng việc điều chỉnh giá điện có thể gây tác động lớn tới kinh tế vĩ mô, sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người dân nên cần được đặc biệt chú trọng.

Vì vậy việc điều hành giá điện trong thời gian tới, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh giá điện. Bảo đảm điều hành minh bạch, không gây ảnh hưởng lớn, đột ngột và tiêu cực đến sản xuất và đời sống của người dân.

Gắn với đó là các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô cuối năm 2023; đẩy nhanh tiến độ các công trình nguồn, lưới đang triển khai, duy trì vận hành ổn định lưới điện truyền tải, khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp...

Báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Chính phủ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước trong 6 tháng đầu năm cũng cho hay tổng lỗ phát sinh của cả khu vực này là 33.639 tỉ đồng, chủ yếu tập trung ở khối các doanh nghiệp trung ương. Trong đó, điển hình nhất là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ phát sinh 32.055 tỉ đồng. Ước cả năm 2023 lỗ phát sinh của khối doanh nghiệp nhà nước ước đạt 41.666 tỉ đồng, chủ yếu đến từ doanh nghiệp trung ương gồm EVN 37.062 tỉ đồng.
Bộ Công Thương vẫn muốn đưa khoản lỗ vào giá điện

Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Thủ tướng về dự thảo quyết định thay thế quyết định 24/2017 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, sau khi Bộ Tư pháp thẩm định.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

ByteDance bác tin bán TikTok cho liên doanh Mỹ

Tổng thống Trump từng tuyên bố ông sẽ tiết lộ những người mua tiềm năng của TikTok trong vòng 2 tuần.

ByteDance bác tin bán TikTok cho liên doanh Mỹ

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ thực hiện quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP Cần Thơ.

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

Hàng loạt dự án tỉ đô chuyển mình: Vốn bơm mạnh, công trường hối hả

Ngược chiều suy giảm của năm 2024, nửa đầu 2025 đánh dấu cú hích lớn trong giải ngân đầu tư công, với hàng loạt công trình tỉ đô được tăng tốc tiến độ, đẩy mạnh thi công.

Hàng loạt dự án tỉ đô chuyển mình: Vốn bơm mạnh, công trường hối hả

Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup được duyệt giá đất hơn 27.300 tỉ đồng

UBND TP.HCM vừa ban hành các quyết định phê duyệt giá đất đối với 9 dự án bất động sản trên địa bàn, với tổng số tiền đất hơn 52.000 tỉ đồng.

Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup được duyệt giá đất hơn 27.300 tỉ đồng

Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác

Liên danh gồm Đèo Cả, Fecon (Việt Nam) và Tập đoàn PowerChina, Công ty Sucgi (Trung Quốc) đề xuất tham gia làm metro số 2 và các tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM.

Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng đã yêu cầu cơ sở sản xuất có bún đổi màu từ trắng sang đỏ tạm dừng sản xuất. Đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm số bún đổi màu.

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar