07/05/2025 10:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lo giá điện thấp, kém hấp dẫn nhà đầu tư

Mặc dù Bộ Công Thương khẳng định đã chủ động các giải pháp đảm bảo cung ứng điện, song nhiều ý kiến lo ngại giá điện chưa tính đúng tính đủ sẽ ảnh hưởng thu hút đầu tư và an ninh năng lượng.

giá điện - Ảnh 1.

Phó cục trưởng Cục Điện lực (Bộ Công Thương) Đoàn Ngọc Dương - Ảnh: ĐOÀN BẮC

Sáng 7-5, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm “Bảo đảm điện cho tăng trưởng - Yêu cầu và giải pháp" nhằm phân tích, kiến giải, luận bàn giải pháp, kịch bản, sự chuẩn bị của ngành điện để đáp ứng nhu cầu điện cho tăng trưởng trong bối cảnh mới.

Chuẩn bị kịch bản đảm bảo cung ứng điện

Thông tin về tình hình cung ứng điện, Phó cục trưởng Cục Điện lực (Bộ Công Thương) Đoàn Ngọc Dương cho hay theo chỉ đạo của Thủ tướng về đảm bảo cung ứng điện, bộ đã tham mưu để hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy đầu tư điện lực. Vì vậy dự báo trong thời gian tới, nguồn cung đáp ứng nhu cầu tăng trưởng điện sẽ tăng cao hơn. 

Đặc biệt, từ cuối năm 2024 bộ cũng chủ động rà soát xây dựng kế hoạch cung ứng điện. Với dự báo tăng trưởng kinh tế 8%, nhu cầu điện tăng trưởng khoảng trên 12%, bộ đã có loạt chỉ đạo, chỉ thị liên quan đến các nhóm giải pháp cho cung ứng điện.

Cụ thể, bộ đã yêu cầu nhà máy điện, truyền tải phân phối đảm bảo kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, sẵn sàng cao nhất đáp ứng nhu cầu điện trong năm. Về cung ứng nhiên liệu, các nhà máy điện và đơn vị cung ứng như than, dầu, khí lên kế hoạch đảm bảo lượng lưu trữ trong nhà máy, kho chứa, đáp ứng giai đoạn cao điểm.

Cùng đó, thúc đẩy đôn đốc quyết liệt hoàn thành tiến độ công trình điện quan trọng, đặc biệt là nguồn điện, truyền tải điện. Cập nhật các kịch bản điều hành, huy động hợp lý các nguồn điện khác nhau, tăng cường tiết kiệm điện, giảm nhu cầu điện những thời điểm cao điểm.

"Bộ Công Thương nhận định việc cung ứng điện năm 2025 là đảm bảo. Tuy vậy có thể xảy ra trường hợp cực đoan như tăng trưởng phụ tải đột biến, diễn biến thời tiết cực đoan, nước về hồ thủy điện giảm hoặc nắng nóng kéo dài, sự cố điện đầy tải. Với những trường hợp đó đã có kế hoạch ứng phó” - ông Dương khẳng định.

Nhìn từ góc độ giá điện, nguyên cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng cơ chế giá điện hiện nay có thể ảnh hưởng cung ứng điện. Cũng bởi giá điện hiện vẫn chưa theo cơ chế thị trường, không được tính đúng tính đủ chi phí đầu vào, tình trạng mua cao bán thấp diễn ra nhiều năm nhưng chưa được khắc phục.

Đặc biệt, ông Thỏa cho rằng cơ chế bù chéo giá đang gây nên những bất cập, khi điện không được tính đúng tính đủ, không phản ánh đúng giá trị trên mỗi kWh/h điện. Dẫn tới khi giá điện trở thành "giá bao cấp" cho xã hội, sẽ khó khuyến khích đầu tư vào ngành điện, không tạo áp lực để sử dụng tiết kiệm điện và hiệu quả, đảm bảo an ninh năng lượng.

giá điện - Ảnh 2.

Tọa đàm “Bảo đảm điện cho tăng trưởng - Yêu cầu và giải pháp" - Ảnh: ĐOÀN BẮC

Cần cơ chế giá điện hợp lý để tránh cú sốc

“Cần chuyển điều hành giá điện theo cơ chế thị trường, tính đúng tính đủ. Vì vậy cần sửa biểu giá điện hiện hành, xử lý bất cập biểu giá. Công thức tính giá hiện nay cần bỏ chi phí khác, gồm chi phí chưa được tính đúng tính đủ mà ta cứ phân bổ dần, bao gồm chênh lệch tỉ giá, tách bạch chính sách xã hội bằng chính sách khác” - ông Thỏa nói.

Chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn cho hay giá điện của Việt Nam hiện nay đang tương đương Trung Quốc, Ấn Độ, cao hơn Bangladesh, Malaysia, Lào và thấp hơn giá điện của Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Singapore...

Ông Sơn cho rằng các quốc gia lân cận cũng gặp thách thức vừa đảm bảo cung ứng điện đầy đủ với giá thành hợp lý trong khi phải chuyển dịch đầu tư điện xanh. Với xu hướng tăng giá điện là tất yếu, nhưng cũng không thể để xảy ra "cú sốc" giá năng lượng, ông Sơn cho rằng cần đảm bảo hài hòa các yếu tố. 

"Đây là thách thức đặt ra với tất cả các quốc gia, song cần lưu ý đến việc thu hút đầu tư tư nhân ngành điện, nếu không có cơ chế hợp lý thì an ninh năng lượng sẽ không được đảm bảo" - ông Sơn nói. 

Về vấn đề này, lãnh đạo Cục Điện lực cho hay nguyên tắc tính giá điện, chi phí điện đã được nêu trong Luật Điện lực và Bộ Công Thương tiếp tục thể chế hóa quy định. Theo đó cơ chế giá điện cần được xem xét với bước chuyển phù hợp, vừa đáp ứng xu hướng thị trường, nhưng cũng cần có sự ổn định cho người dân. 

"Để đáp ứng yêu cầu cung ứng điện, bộ sẽ huy động tối đa nguồn lực hiện hữu, chuẩn bị ứng phó các trường hợp đã được dự báo và chuẩn bị đầu tư phát triển, minh bạch thị trường, phát triển ngành và cung ứng điện bền vững" - ông Dương khẳng định. 

Phó thủ tướng: Chỉ đạo từ sớm, từ xa việc cung ứng đủ điện, xăng dầu

Phó thủ tướng Lê Thành Long nêu rõ Chính phủ đã tập trung chỉ đạo từ sớm, từ xa việc cung ứng đủ điện, xăng dầu cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng nhân dân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất bị dột sau mưa lớn: Nhà thầu nào bị gọi tên?

Ông Nguyễn Đức Toàn - phó tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp), đơn vị phụ trách thầu phần mái nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất - vừa lên tiếng làm rõ nguyên nhân và hướng xử lý sự cố rò rỉ sau trận mưa lớn.

Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất bị dột sau mưa lớn: Nhà thầu nào bị gọi tên?

Người dân phải trả thêm bao nhiêu khi giá điện tăng thêm 4,8%?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố quyết định số 599 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân lên mức 2.204,06 đồng/kWh (chưa gồm VAT) từ ngày 10-5.

Người dân phải trả thêm bao nhiêu khi giá điện tăng thêm 4,8%?

Giá heo quay đầu tăng, miền Nam tiếp tục là khu vực tăng giá mạnh nhất

Sau thời gian dài tương đối ổn định, giá heo hơi chiều 9-5 đảo chiều tăng tại cả ba miền. Tuy nhiên, nhiều người nuôi cho rằng giá heo khả năng sẽ sớm giảm.

Giá heo quay đầu tăng, miền Nam tiếp tục là khu vực tăng giá mạnh nhất

Lâm Đồng sau sáp nhập sẽ là trung tâm bô xít - nhôm lớn nhất Việt Nam

Sau sáp nhập với Đắk Nông cùng Bình Thuận, Lâm Đồng trở thành trung tâm khai thác bô xít và điện phân nhôm quốc gia với những dự án rất lớn đã vận hành, đang thi công hoặc đang xin chủ trương.

Lâm Đồng sau sáp nhập sẽ là trung tâm bô xít - nhôm lớn nhất Việt Nam

TP.HCM tuyệt đối không để gián đoạn đầu tư công với lý do 'chờ sáp nhập'

TP.HCM vừa có kế hoạch chuyển tiếp các nhiệm vụ, dự án đầu tư công trong quá trình sắp xếp bộ máy. Trong đó yêu cầu không làm gián đoạn vì lý do chờ sáp nhập và sẽ xử lý nghiêm cán bộ, đơn vị trì hoãn các thủ tục đầu tư.

TP.HCM tuyệt đối không để gián đoạn đầu tư công với lý do 'chờ sáp nhập'

Chờ bước tiến lớn khi làm đường sắt đô thị tại các tỉnh, thành: Rút ngắn 3-5 năm khi giảm thủ tục

Dự thảo nghị quyết về phát triển đường sắt đã phân quyền triệt để cho các địa phương được quyết định nhiều nội dung trong quy trình thực hiện dự án, và đã đơn giản thủ tục đầu tư ở nhiều bước.

Chờ bước tiến lớn khi làm đường sắt đô thị tại các tỉnh, thành: Rút ngắn 3-5 năm khi giảm thủ tục
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar