10/05/2025 05:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tăng giá điện 4,8%: EVN nói đã cân nhắc kỹ khả năng chi trả của người dân

Với trách nhiệm đảm bảo cung ứng điện, EVN khẳng định có trách nhiệm đảm bảo nền kinh tế có sức cạnh tranh và an sinh xã hội. Lãnh đạo EVN cho rằng mức tăng 4,8% là "tương đối phù hợp".

giá điện - Ảnh 1.

EVN họp báo công bố điều chỉnh giá điện - Ảnh: NGỌC AN

Từ ngày 10-5, giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8%. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết việc điều chỉnh là do chi phí đầu vào liên tục tăng cao, đặc biệt cơ cấu các nguồn điện giá cao đang ngày càng tăng, nguồn điện giá rẻ là thủy điện đang giảm dần.

Ông Võ Quang Lâm - phó tổng giám đốc EVN - cho hay việc tăng giá được thực hiện theo Luật Điện lực, nghị định 72 và các quy định liên quan. Tuy nhiên trong bối cảnh tình hình tài chính của EVN chưa rõ ràng, việc tăng giá tiếp tục gây áp lực cho người dân và doanh nghiệp.

Tăng giá điện tác động ra sao?

Theo tính toán của EVN, với mức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân mới sẽ tác động tới CPI là 0,09%. Cụ thể đối với các hộ sử dụng điện dưới 50kWh, tiền điện tăng thêm khoảng 4.550 đồng/hộ/tháng. Từ 51 - 100kWh, tiền điện tăng thêm 9.250 đồng/hộ/tháng. Từ 101 - 200kWh, tăng thêm là 20.150 đồng/hộ/tháng.

Khách hàng sử dụng 201 - 300kWh phải chi trả thêm 33.950 đồng/hộ/tháng; sử dụng điện từ 301 - 400kWh, chi phí tăng thêm là 49.250 đồng/hộ/tháng; từ 400kWh trở lên, mức tăng tiền điện khoảng 65.050 đồng/hộ/tháng.

Đối với các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội sẽ được hỗ trợ tiền điện hằng tháng tương đương với lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng. Đối với các hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện không quá 50kWh/tháng, mức hỗ trợ cũng tương đương với số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng. Mức hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách là 56.790 đồng/hộ/tháng.

Vì vậy nếu áp dụng theo giá mới, mỗi hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện là khoảng 59.520 đồng/hộ/tháng (chưa tính thuế giá trị gia tăng). Chính sách này nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, giúp đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn.

Lý do giá điện tăng lên hơn 2.200 đồng/kWh

Tại buổi trao đổi thông tin, Tuổi Trẻ đặt câu hỏi từ 2023 đến nay, EVN đã điều chỉnh tăng giá điện lên tới hơn 17%, có đủ bù đắp khoản lỗ của ngành điện, cũng như đề nghị cung cấp thêm thông tin tài chính của EVN, khoản lỗ tài chính, đặc biệt là lỗ tỉ giá bị treo của tập đoàn này liệu có được khắc phục sau khi điều chỉnh tăng giá. EVN tham mưu thế nào về cơ chế giá điện hai thành phần cũng như việc sớm triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh để đảm bảo giá điện sát thị trường và minh bạch.

Ông Võ Quang Lâm cho hay điện sản xuất và mua của EVN thực hiện trong năm 2024 và năm 2025 có mức tăng trưởng tương đương với khoảng 33,6 tỉ kWh, chủ yếu cơ bản nằm ở những nguồn điện được sản xuất từ các nhà máy điện có giá thành cao. Trong khi đó tỉ trọng thủy điện liên tục giảm và đến mức giới hạn, năng lượng khí và nhiệt điện than, điện chạy dầu có giá thành cao hơn so với nguồn giá rẻ.

"Năm nay biến động thời tiết làm suy giảm thủy điện so với 2024 là gần 7 tỉ kWh, nhiệt điện than tăng trưởng nhiều ở phân khúc dùng than nhập khẩu, giá thành than thế giới 2021 - 2023 tăng do biến động tăng địa chính trị. Bốn tháng đầu năm 2025 chi phí cho than nhập khẩu, khí và dầu tiếp tục tăng", ông Lâm nói.

Vì vậy, trên cơ sở kế hoạch vận hành, EVN đã thường xuyên thực hiện rà soát, tính toán và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh giá điện. Việc điều chỉnh cân nhắc kỹ chi phí đầu vào, chi phí biến động, khả năng chi trả của người dân và doanh nghiệp để tìm điểm trung hòa giữa các yêu cầu. Ông Lâm nói với trách nhiệm đảm bảo cung ứng điện thì EVN cũng phải có trách nhiệm đảm bảo nền kinh tế có sức cạnh tranh và an sinh xã hội, nên mức tăng 4,8% được đánh giá là "tương đối phù hợp".

Giá điện tăng tiếp, EVN vẫn chưa rõ khi nào hết lỗ

Tuy vậy, các thông tin liên quan tình hình tài chính của EVN, khoản lỗ tỉ giá và các chi phí tài chính của tập đoàn này chưa được thông tin đầy đủ. Đối với cơ chế giá điện, đặc biệt là việc tham mưu xây dựng cơ chế giá hai thành phần, ông Lâm cho biết EVN đã xây dựng đề án về cơ chế giá hai thành phần, phối hợp chuyên gia tư vấn đầu ngành để tổng hòa các yếu tố đầu vào, yếu tố thời tiết, tăng trưởng của nền kinh tế và các hành vi sử dụng điện của khách hàng.

"Ngoài khách hàng sử dụng điện lớn, hiện EVN đang tiếp tục bổ sung thêm khách hàng điện sinh hoạt để hoàn thiện đề án trình Bộ Công Thương và trình Chính phủ. Như vậy ta sẽ thêm gói cho khách hàng có nhu cầu và nằm trong phạm vi điều chỉnh giá điện hai thành phần, dự kiến quý 2 (tháng 5, 6) hoàn thiện và trình Bộ Công Thương, đảm bảo tốt nhất cung ứng điện", ông Lâm cho hay.

Ông BÙI THANH THỦY (phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam):

Cần lộ trình phù hợp khi tăng giá điện

Việc điều chỉnh giá điện là cần thiết trong bối cảnh nguồn cung hạn chế và chi phí đầu vào tăng cao, đặc biệt nguồn năng lượng tái tạo, nguồn điện than nhập khẩu hay nguồn điện nhập có giá không rẻ. Tuy nhiên điều chỉnh này phải có lộ trình hợp lý, tránh tạo thêm gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp.

Theo quy định, giá điện được rà soát và điều chỉnh định kỳ, đảm bảo minh bạch với sự tham gia của cơ quan kiểm toán độc lập. Dù vậy cần gắn việc tăng giá với chính sách thúc đẩy tiết kiệm điện, vì giá điện tăng sẽ là gánh nặng, trong khi tăng trưởng điện phải gấp đôi tăng trưởng kinh tế, nên nếu tiêu dùng nhiều điện cũng là gánh nặng cho cả ngành điện, người dân.

Việc sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang được kỳ vọng sẽ tạo thêm cơ chế để khuyến khích người dân sử dụng điện tiết kiệm, an toàn hơn.

Doanh nghiệp nỗ lực tiết kiệm điện, EVN nỗ lực ổn định giá

Trong bối cảnh đơn hàng gặp khó khăn, chi phí đầu vào tăng cao và sức ép cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng gay gắt, việc giá điện tiếp tục tăng được các doanh nghiệp (DN) nhận định sẽ thêm phần khó khăn.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Văn Việt, tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean, phó chủ tịch Hội Dệt may - thêu đan TP.HCM, cho rằng việc tăng giá điện trong giai đoạn này sẽ tạo thêm khó khăn kép đối với ngành dệt may, khi nhiều DN đang ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ. Theo ông Việt, mặc dù nhiều DN đã đầu tư và tận dụng tối đa năng lượng mặt trời, nhưng đối với các công đoạn đặc thù như dệt và nhuộm sử dụng công nghệ máy móc cao, chi phí điện tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.

Tăng giá điện 4,8% người dân thêm lo, lỗ của EVN vẫn treo - Ảnh 2.

Trong bối cảnh giá điện tăng, doanh nghiệp cần phải tiết giảm chi phí để lợi nhuận không bị giảm đi - Ảnh: T.P.

“Nếu tính cả lần tăng giá điện này, trong vòng ba năm trở lại đây, giá điện đã tăng tổng cộng đến 17%. Thông thường chi phí tiền điện chiếm 4 - 6% trong chi phí sản xuất ngành dệt may nên việc điện tăng giá góp phần tăng giá thành hàng hóa, trong khi hàng Việt Nam vốn đã yếu thế hơn so với các nước khác về công nghệ và nguồn nhân lực”, ông Việt lưu ý.

Tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean cũng ước tính thời gian qua chi phí đầu tư vào sản phẩm xanh, bền vững đã tăng mạnh nên việc giá điện tăng thêm, làm tăng cả chi phí đầu vào lẫn giá thành sản phẩm, càng làm giảm sức cạnh tranh của DN. Hiện nay các DN đang nỗ lực sản xuất, chạy đua hoàn thiện các đơn hàng để kịp giao trước khi thuế đối ứng có hiệu lực nên việc giá điện tăng sẽ ngay lập tức tác động đến DN.

Trong khi đó, ông Đỗ Phước Tống, chủ tịch HĐTV Công ty cơ khí Duy Khanh, chủ tịch Hội DN cơ khí - điện TP.HCM, thừa nhận giá điện tăng sẽ khiến các DN sản xuất Việt đối diện thêm gánh nặng chi phí. Với tác động của thuế đối ứng, các DN đang bị sụt giảm đơn hàng nên việc tăng giá điện sẽ khiến bài toán chi phí đầu vào thêm chật vật. Ông Tống cho hay chi phí tiền điện chiếm 10% chi phí sản xuất của DN ông, với mức tăng giá điện như hiện nay sẽ tác động trực tiếp đến giá bán của sản phẩm, tác động đến yếu tố cạnh tranh hàng hóa trên thị trường.

Tổng giám đốc một DN sản xuất ở TP.HCM cho biết trong bối cảnh cạnh tranh mạnh về giá thành, dù tăng 1% chi phí cũng là yếu tố “đau đầu” đối với DN. Do đó, DN này cho rằng bên cạnh nỗ lực của DN là tiết kiệm điện, cải tiến máy móc và sử dụng năng lượng tái tạo thì ngành điện cần đảm bảo giá điện ổn định, tránh tăng giá thường xuyên khiến DN bị động về mặt chi phí.

Nóng: EVN tăng giá điện thêm 4,8% từ ngày 10-5

Ngày 9-5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với mức tăng thêm 4,8% theo thẩm quyền.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tuyên bố giữ mức thuế sàn 10% kể cả khi có thỏa thuận

Ngày 9-5, ông Trump tuyên bố sẽ duy trì mức thuế cơ bản tối thiểu 10% đối với các đối tác thương mại của Mỹ, kể cả khi hai bên đã đạt được thỏa thuận.

Ông Trump tuyên bố giữ mức thuế sàn 10% kể cả khi có thỏa thuận

Vietjet và Vietnam Airlines so kè quyết liệt ra sao trên đường đua nghìn tỉ?

Ngành hàng không Việt Nam đang có tín hiệu hồi phục mạnh mẽ, trong bối cảnh biến động lớn trên toàn cầu. Hai 'đại gia' Vietjet và Vietnam Airlines quyết liệt giành thị phần và lợi nhuận trên đường đua nghìn tỉ.

Vietjet và Vietnam Airlines so kè quyết liệt ra sao trên đường đua nghìn tỉ?

Tin tức sáng 10-5: Khối ngoại bán ròng hơn 13.228 tỉ đồng chứng khoán

Một số tin tức: Quốc hội thảo luận siết quảng cáo với người nổi tiếng, KOL; Gần 200.000 tài khoản chứng khoán mở mới; Sức khỏe răng miệng học sinh chuyển biến tích cực nhờ mô hình trường - trạm...

Tin tức sáng 10-5: Khối ngoại bán ròng hơn 13.228 tỉ đồng chứng khoán

Không lập 7.260 tờ hóa đơn, ban quản trị chung cư bị phạt thuế gần 120 tỉ đồng

Cơ quan thuế xác định ban quản trị chung cư Conic Đông Nam Á trốn thuế hơn 453 triệu đồng qua việc không lập 7.260 tờ hóa đơn khi cung cấp dịch vụ cho cư dân.

Không lập 7.260 tờ hóa đơn, ban quản trị chung cư bị phạt thuế gần 120 tỉ đồng

Người Việt dồn dập mở tài khoản chứng khoán, gom hàng

Bất chấp thị trường chứng khoán biến động mạnh, nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng, số lượng tài khoản cá nhân trong nước mở mới vẫn tăng mạnh, dồn dập gom hàng.

Người Việt dồn dập mở tài khoản chứng khoán, gom hàng

Lộ diện những 'cá mập' vừa rút vốn, thoái bớt vốn khỏi Sacombank

Quỹ KIM Vietnam Growth Equity Fund vừa rút vốn khỏi danh sách nắm trên 1% vốn Sacombank chỉ sau thời gian ngắn góp mặt, trong khi một số cổ đông tổ chức khác hạ bớt tỉ trọng nắm giữ cổ phiếu.

Lộ diện những 'cá mập' vừa rút vốn, thoái bớt vốn khỏi Sacombank
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar