14/05/2025 19:46 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

kháng sinh - Ảnh 1.

Hàng triệu kilômét sông trên khắp thế giới đang bị ô nhiễm kháng sinh - Ảnh: YOGENDRA SINGH/PEXELS

Theo Phys, hàng triệu km sông trên khắp thế giới đang bị ô nhiễm kháng sinh với mức độ đủ cao để thúc đẩy tình trạng kháng thuốc và gây hại cho đời sống thủy sinh.

Hàng ngàn tấn kháng sinh thải ra sông ngòi

Các nhà nghiên cứu từ Đại học McGill (Canada) tính toán khoảng 8.500 tấn kháng sinh - gần một phần ba lượng mà con người tiêu thụ mỗi năm - được thải ra các hệ thống sông trên toàn thế giới hằng năm, ngay cả sau khi đã đi qua hệ thống xử lý nước thải.

"Dư lượng từ từng loại kháng sinh riêng lẻ chỉ tạo thành nồng độ rất nhỏ trong hầu hết các con sông, khiến chúng rất khó phát hiện.

Nhưng việc phơi nhiễm môi trường kéo dài và tích tụ đối với các chất này vẫn gây rủi ro cho sức khỏe con người và các hệ sinh thái thủy sinh", Heloisa Ehalt Macedo, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ngành địa lý tại Đại học McGill và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một mô hình toàn cầu, được xác minh bằng dữ liệu thực địa từ gần 900 địa điểm sông.

Họ phát hiện amoxicillin, loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, có khả năng hiện diện ở mức độ rủi ro cao nhất, đặc biệt là ở Đông Nam Á.

Tại đây, việc sử dụng kháng sinh ngày càng tăng và hệ thống xử lý nước thải còn hạn chế đã làm trầm trọng thêm vấn đề.

Những tác động không mong muốn

"Nghiên cứu này không nhằm cảnh báo về việc sử dụng kháng sinh. Chúng ta cần kháng sinh để điều trị sức khỏe toàn cầu, nhưng kết quả cho thấy có những ảnh hưởng ngoài ý muốn đối với môi trường thủy sinh và tình trạng kháng kháng sinh", Bernhard Lehner, giáo sư ngành thủy văn toàn cầu tại khoa địa lý của Đại học McGill và là đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Các phát hiện này đặc biệt đáng chú ý vì nghiên cứu không xét đến nguồn kháng sinh từ chăn nuôi hoặc các nhà máy dược phẩm - cả hai đều là những nguồn gây ô nhiễm môi trường chính.

"Kết quả nghiên cứu cho thấy ô nhiễm kháng sinh trong các con sông xuất phát từ việc tiêu thụ của con người đã là một vấn đề nghiêm trọng. Vấn đề này có khả năng sẽ nghiêm trọng hơn nữa nếu tính thêm các nguồn từ thú y hoặc công nghiệp liên quan", Jim Nicell, giáo sư kỹ thuật môi trường tại Đại học McGill, nói.

"Do đó cần có các chương trình giám sát để phát hiện ô nhiễm kháng sinh hoặc các chất hóa học khác trong nguồn nước, đặc biệt ở những khu vực có nguy cơ cao", ông nói thêm.

Tiêm chủng làm giảm sử dụng thuốc kháng sinh

Nhiều người quan niệm rằng tiêm chủng chỉ dành cho trẻ em. Trên mạng xã hội có nhiều trang Facebook kêu gọi anti vắc xin, comment xúi giục, nghi ngờ vắc xin…

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hoa hậu Thùy Tiên 'bỏ túi' gần 7 tỉ đồng từ phi vụ bán kẹo Kera

Cơ quan công an xác định Công ty Chị Em Rọt bán được hơn 135.000 hộp kẹo Kera, thu được gần 18 tỷ đồng, hoa hậu Thuỳ Tiên "bỏ túi" gần 7 tỉ đồng.

Hoa hậu Thùy Tiên 'bỏ túi' gần 7 tỉ đồng từ phi vụ bán kẹo Kera

Thoát vị đĩa đệm nhờ Robot AI mổ hiệu quả ra sao?

Robot và các công nghệ cao AI giúp định vị, dẫn đường bác sĩ mổ vào cột sống chính xác từng milimet, người bệnh thoát đau đớn, yếu liệt, đi lại chỉ sau 1-2 ngày.

Thoát vị đĩa đệm nhờ Robot AI mổ hiệu quả ra sao?

Bị can Nguyễn Thúc Thùy Tiên nói gì khi bị bắt?

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Thúc Thùy Tiên thừa nhận khi bản thân là người nổi tiếng thì trách nhiệm của mình rất lớn. "Mọi người sẽ vì mình mà mua sản phẩm này (kẹo Kera - PV) rất nhiều".

Bị can Nguyễn Thúc Thùy Tiên nói gì khi bị bắt?

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly COVID-19

Bộ Y tế chiều 19-5 cho biết, hiện nay trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan…

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly COVID-19

Saudi Arabia mở phòng khám bác sĩ AI đầu tiên trên thế giới

Trong một bước tiến gây chú ý của ngành y tế toàn cầu, phòng khám ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới vừa chính thức đi vào hoạt động tại tỉnh Al-Ahsa, phía đông Saudi Arabia.

Saudi Arabia mở phòng khám bác sĩ AI đầu tiên trên thế giới

‘Kết quả thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng’ của Nestlé Milo như thế nào?

Thời gian qua, dư luận xôn xao việc trên bao bì của sản phẩm sữa lúa mạch Nestlé Milo có nội dung quảng cáo: “Nay đã được chứng minh khoa học bền bỉ hơn. Được thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng”.

‘Kết quả thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng’ của Nestlé Milo như thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar