25/10/2024 15:00 GMT+7

Xác định loại kháng sinh phổ biến có liên quan đến siêu vi khuẩn nguy hiểm

Các nhà nghiên cứu tại Australia đã xác định một loại kháng sinh phổ biến đang thúc đẩy sự gia tăng của một siêu vi khuẩn gần như không thể chữa trị.

Kháng sinh rifaximin và vi khuẩn VRE trên đĩa petri - Ảnh: doherty.edu.au

Trong nghiên cứu công bố ngày 24-10, nhóm nhà nghiên cứu quốc tế do Đại học Melbourne, Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Peter Doherty và Austin Health dẫn đầu đã phát hiện rằng một loại kháng sinh thường được kê đơn cho bệnh nhân mắc bệnh gan có thể khiến họ có nguy cơ nhiễm siêu vi khuẩn nguy hiểm cao hơn.

Siêu vi khuẩn là thuật ngữ chỉ các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm đã phát triển khả năng kháng một hoặc nhiều loại kháng sinh, còn được gọi là kháng thuốc kháng khuẩn (AMR). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định AMR là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Ước tính, AMR gây ra 4,95 triệu ca tử vong trên toàn cầu vào năm 2019.

Nghiên cứu kéo dài 8 năm này phát hiện rằng thuốc kháng sinh rifaximin đã dẫn đến sự xuất hiện trên toàn cầu của một dạng siêu vi khuẩn AMR gần như không thể chữa trị là enterococcus faecium. Siêu vi khuẩn này có khả năng kháng vancomycin (VRE), một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng ở bệnh nhân nằm viện.

Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và các nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc sử dụng rifaximin đã gây ra những thay đổi trong ADN của VRE, dẫn đến tình trạng kháng daptomycin, một loại kháng sinh chính trong điều trị các tác nhân gây bệnh kháng nhiều loại thuốc.

Ông Glen Carter, tác giả chính của nghiên cứu từ Đại học Melbourne và Viện Doherty, cho biết nghiên cứu này bác bỏ niềm tin trước đây rằng rifaximin ít có nguy cơ gây ra AMR. Ông cũng cảnh báo rằng VRE kháng daptomycin có thể lây truyền cho những bệnh nhân khác trong bệnh viện.

Các tác giả của nghiên cứu cho biết những phát hiện này nêu bật sự cần thiết phải sử dụng các liệu pháp gene để theo dõi và phát hiện các dạng kháng thuốc mới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: kháng sinh

Tin cùng chuyên mục

‘Nhà chất lượng’ thổi luồng gió mới vào thị trường bất động sản Trung Quốc

Theo China Daily, thị trường bất động sản của Trung Quốc đang được thúc đẩy bởi nhu cầu gia tăng về nhà ở chất lượng cao sau khi nước này đưa ra các tiêu chuẩn về “nhà chất lượng”.

‘Nhà chất lượng’ thổi luồng gió mới vào thị trường bất động sản Trung Quốc

Điểm tin 18h: Phim 'Chốt đơn' của Thùy Tiên bị rút khỏi web rạp; Cảnh báo mưa dông tại TP.HCM

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 20-5-2025

Điểm tin 18h: Phim 'Chốt đơn' của Thùy Tiên bị rút khỏi web rạp; Cảnh báo mưa dông tại TP.HCM

Nhật Bản triển khai hệ thống sàng lọc đối với du khách miễn thị thực

Chính phủ Nhật Bản sẽ bắt đầu áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028.

Nhật Bản triển khai hệ thống sàng lọc đối với du khách miễn thị thực

Liệu pháp proton đột phá điều trị ung thư không tác dụng phụ

Một kỹ thuật xạ trị proton tiên tiến đang cho thấy triển vọng trong điều trị các loại ung thư khó điều trị, với tác dụng phụ không đáng kể.

Liệu pháp proton đột phá điều trị ung thư không tác dụng phụ

‘Tân binh’ sầu riêng lăm le soán ngôi Musang King và Black Thorn

Một giống sầu riêng mới đang nhăm nhe giành vị trí “ngôi bá chủ” của Musang King và Black Thorn trong “vương quốc” loại quả nặng mùi này.

‘Tân binh’ sầu riêng lăm le soán ngôi Musang King và Black Thorn

Nhật Nam Media: UX/UI - ‘Vũ khí mềm’ giúp thương hiệu chạm đúng khách hàng

UX (trải nghiệm người dùng) và UI (giao diện người dùng) không chỉ là yếu tố kỹ thuật, mà là “vũ khí mềm” giúp doanh nghiệp ghi dấu ấn đầu tiên, nâng trải nghiệm số và giữ chân khách hàng.

Nhật Nam Media: UX/UI - ‘Vũ khí mềm’ giúp thương hiệu chạm đúng khách hàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar