30/10/2023 12:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Tại sao có người thoát nghèo thì buồn, tái nghèo lại vui?'

Đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa nêu vấn đề: Trong cùng điều kiện, hoàn cảnh, có những người vươn lên thoát nghèo nhưng lại có người cứ khó khăn mãi, chỉ mong được tiếp tục trong diện hộ nghèo.

Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa - Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa - Ảnh: GIA HÂN

"Có người chỉ mong tiếp tục là hộ nghèo"

Sáng 30-10, phát biểu thảo luận kết quả giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) nêu rõ "nghèo hay không nghèo là một biến số", giảm nghèo bền vững là một thách thức rất lớn.

"Một gia đình có thể nghèo đi rất nhanh chóng khi một thành viên ốm, bị bệnh nặng đi điều trị. Ngược lại, cũng có nhiều cơ may giúp cho các hộ gia đình nghèo có thể thoát nghèo", theo ông Nghĩa, quan trọng là ý chí vươn lên, tự lực cánh sinh để thoát nghèo, ứng phó với mọi hoàn cảnh có thể xảy đến.

Sự hỗ trợ của cộng đồng, các chương trình, chính sách của Nhà nước chỉ có ý nghĩa khi các chủ thể chính có ý thức vươn lên.

"Tại sao cùng trong một điều kiện của khu vực, hoàn cảnh, có những người vươn lên thoát nghèo nhưng có những người cứ khó khăn mãi và chỉ mong được tiếp tục trong diện hộ nghèo?

Tại sao có những người thoát nghèo thì buồn nhưng trở lại hộ nghèo lại vui? Vui vì họ quan tâm đến các chính sách hỗ trợ", ông Nghĩa cho rằng cần thay đổi cơ bản về nhận thức để có được chuyển biến thực chất trong vấn đề này.

Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa và đại biểu Nguyễn Lân Hiếu phát biểu tại Quốc hội sáng 30-10 - Nguồn: THQH

Ông Nghĩa cũng nói cần nhìn các nước xung quanh, có điều kiện tương tự, xem họ xóa đói, giảm nghèo như thế nào, xây dựng nông thôn mới như thế nào.

"Chắc chắn chúng ta không phải nước đầu tiên thực hiện các chính sách này và tại sao chúng ta vẫn cứ khó khăn như vậy? Có tiền chúng ta tiêu rất vội, nỗ lực giải ngân nhưng hiệu quả, thước đo đếm xem có đúng đối tượng để tạo ra sự chuyển biến lại rất khó khăn", ông Nghĩa nói thêm.

Ông dẫn chứng kinh nghiệm phát triển nông thôn ở Hàn Quốc và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi nhận thức của các chủ thể là người dân, cũng như giao quyền tự chủ cho chính người dân trong việc quyết định cách thức triển khai của từng chương trình, dự án cụ thể tại địa phương, chứ không "loay hoay đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương".

Đại biểu Phú Yên cũng đề nghị đẩy mạnh truyền thông về xóa đói, giảm nghèo: "Tại sao có những người khá giả ở nông thôn vẫn làm quần quật, tiết kiệm thời gian, giờ giấc, nhưng có những người nghèo, dù không phải nhiều, rất thong thả, rất chờ đợi. Truyền thông xóa đói giảm nghèo phải thay đổi".

Nguy cơ tái nghèo do bệnh tật

Tranh luận sau đó về nguy cơ "tái nghèo" do ốm đau, bệnh tật, đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) nhận định vấn đề này có một phần nguyên nhân từ thiết kế các chương trình giảm nghèo.

Có 7 dự án nhưng chưa có dự án cụ thể nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc sức khỏe người dân ở các địa bàn khó khăn. Qua thực tế giám sát cho thấy một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tái nghèo là nhà có người ốm. Không chỉ gia đình mà cả họ hàng phải dồn sức, dồn của chăm sóc người ốm, dẫn đến tái nghèo.

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đề cập những bệnh phổ biến như tiểu đường, cao huyết áp… Đây là những bệnh cần được quản lý và điều trị thường xuyên, nếu chăm sóc, dùng thuốc tốt, tỉ lệ trở nặng rất nhỏ, hoàn toàn có thể khống chế được. Nhưng nguồn lực cho y tế cơ sở còn hạn chế nên việc điều trị còn nhiều bất cập.

"Chính vì vậy, tỉ lệ biến chứng gặp rất cao ở địa phương nghèo. Một người thân trong gia đình bị đột quỵ phải lên thành phố chữa bệnh là tất cả tiền dự trữ trong nhà đội nón ra đi, chưa kể phải vay mượn khắp nơi. Ra viện về nhà kèm theo tàn phế không còn khả năng lao động, lại là một gánh nặng để gia đình phải chăm sóc…", ông Hiếu phân tích.

Từ đó, ông mong Quốc hội đặc biệt lưu ý vấn đề này, các nguồn lực của Bộ Y tế và các địa phương cần tập trung vào dự án chẩn đoán và điều trị bệnh lý không lây nhiễm phổ biến có tỉ lệ tử vong cao...

Cũng tranh luận, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cho rằng nguyên nhân căn cơ của việc có những người dân chưa muốn thoát nghèo là do cách làm cũng như chất lượng của các chương trình chưa có tính bền vững, cả trước mắt và lâu dài.

"Người dân cảm thấy chưa yên tâm khi thoát nghèo, hết chương trình, hết dự án 'nghèo lại hoàn nghèo'", ông Hạ nói.

Đoàn giám sát của Quốc hội: 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều 'giải ngân chậm'

Sáng 30-10, Quốc hội thảo luận việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng là hai 'tư lệnh' ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9.

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

Quảng Ngãi chuẩn bị chu đáo để đón linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tại quê nhà Phổ Khánh, người dân và các cấp ngành tỉnh Quảng Ngãi đang gấp rút hoàn thành khâu chuẩn bị để đón linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ cuối cùng.

Quảng Ngãi chuẩn bị chu đáo để đón linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Một số dự án BOT khó khăn do lỗi Nhà nước nên phải tháo gỡ

Nhiều đại biểu đồng tình việc tháo gỡ vướng mắc cho dự án BOT nhưng kiến nghị cần đảm bảo nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa các bên.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Một số dự án BOT khó khăn do lỗi Nhà nước nên phải tháo gỡ

Vào ký túc xá gọi 9 học sinh đang ngủ ra ngoài rồi đánh đập, cướp tài sản

Công an tỉnh Quảng Nam đã tạm giữ 2 nam thanh niên táo tợn cướp tài sản, đánh đập nhóm học sinh.

Vào ký túc xá gọi 9 học sinh đang ngủ ra ngoài rồi đánh đập, cướp tài sản

Vụ đường dây đa cấp Bitney 107.000 người Việt tham gia: Động thái lạ đồng loạt giảm vốn

Các doanh nghiệp đứng sau đường dây đa cấp với hơn 107.000 người Việt tham gia vừa bị “đánh sập” bất ngờ giảm vốn từ hàng chục tỉ đồng xuống chỉ còn vài trăm triệu.

Vụ đường dây đa cấp Bitney 107.000 người Việt tham gia: Động thái lạ đồng loạt giảm vốn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar